Cơ sở lý luận (khung lý thuyết) là quá trình tìm kiếm và lựa chọn các tài liệu liên quan đến chủ đề nghiên cứu, bao gồm thông tin, ý tưởng, dữ liệu và bằng chứng. Những điều này được trình bày dưới một quan điểm nhất định để đáp ứng các mục tiêu đã đặt ra hoặc diễn tả quan điểm về bản chất cũng như phương pháp xem xét chủ đề đó.
Đồng thời, đây cũng là việc đánh giá các tài liệu này một cách hiệu quả dựa trên cơ sở liên hệ với nghiên cứu mà tác giả đang thực hiện để đảm bảo tính logic và thuyết phục.
Chúng ta có thể cắt nghĩa vấn đề trong cụm từ “Cơ sở lý luận” để hiểu rõ hơn về bản chất. Từ "Cơ sở" ở đây đề cập đến hệ thống kiến thức căn bản và tổng quát mang tính học thuật về triết học. Từ "Lý" dùng để chỉ tư duy lý trí, sử dụng lý trí để phân tích và đánh giá sự việc, không phải dựa trên cảm tính. "Luận" nhắc đến các phương pháp suy luận logic dựa trên dữ kiện thu thập được.
Hiểu đơn giản, cơ sở lý luận là việc bạn tìm kiếm, thu thập, chọn lọc tất cả những bài nghiên cứu khoa học đã được công bố, hay trên sách, báo, luận văn, luận án, các tài liệu học thuật khác có liên quan trực tiếp đến vấn đề mà bạn đang nghiên cứu.
Để dễ hình dung, trong nghiên cứu khoa học hay các bài luận văn tốt nghiệp, thạc sĩ,... việc bạn xác định, thảo luận và đánh giá lý thuyết liên quan mật thiết đến vấn đề mà bạn nghiên cứu thì được gọi chung là cơ sở lý luận.
Cơ sở lý luận đồng thời cũng là phương pháp để lý luận. Phương pháp để lý luận phải logic, thuyết phục được mọi người tin điều đó là đúng, là khoa học. Tức là nói phải có căn cứ, phải có bằng chứng chứng minh điều đó, hay người ta còn gọi đó là luận cứ, theo thuật ngữ của Triết học.
Chúng ta có thể dễ dàng thấy được rất nhiều phương pháp để lý luận được sử dụng trong các bài nghiên cứu khoa học hay luận văn, tuy nhiên về cơ bản, 4 phương pháp đó là: phân tích, diễn dịch, tổng hợp và quy nạp là thông dụng hơn cả.
Trong luận văn hay các công trình nghiên cứu khoa học khác, phần cơ sở lý luận giúp làm rõ các khái niệm, định nghĩa, quan điểm của các nhà khoa học khác nhau, các yếu tố ảnh hưởng, chỉ tiêu đánh giá….. Luận văn, nghiên cứu khoa học có được đánh giá cao hay không phụ thuộc rất nhiều vào quá trình bạn nghiên cứu và trình bày một cách chính xác phần cơ sở lý luận này.
Sau khi hoàn thành xong quá trình xác định đề tài và tổng hợp các câu hỏi nghiên cứu, việc của bạn tiếp theo là dựa vào công trình nghiên cứu của các tác giả khác đã phát triển có liên quan đến đề tài mình đang nghiên cứu. Từ đó bạn có thể tìm kiếm những lý thuyết, ý tưởng và mô hình nhằm phục vụ mục đích phân tích.
Dưới đây là tổng hợp 05 yếu tố góp phần làm nên tầm quan trọng của cơ sở lý luận trong nghiên cứu khoa học:
Khung lý thuyết là phần đầu tiên và bắt buộc phải có trong luận văn hay các bài nghiên cứu khoa học. Về cơ bản, cơ sở lý luận bao gồm:
- Khái niệm: Là các thuật ngữ, định nghĩa có liên quan đến vấn đề bạn đang nghiên cứu.
- Nguyên tắc: Tập hợp các quy tắc, nguyên lý cơ bản của hiện tượng hay vấn đề đó.
- Phương pháp nghiên cứu: Người viết cần chỉ rõ phương pháp nghiên cứu được sử dụng là gì? (nêu rõ phương pháp chủ đạo, phương pháp bổ trợ).
Phương pháp nghiên cứu sẽ xác định hướng đi chính cho bài viết của bạn. Không chỉ cần trình bày khoa học, hợp lý, đáng tin cậy trong phần này mà còn cần kết hợp giữa tên đề tài, mục đích, phương pháp và công trình nghiên cứu.
Một số phương pháp nghiên cứu được sử dụng phổ biến như là: Phương pháp định tính và định lượng, phương pháp thực nghiệm và phi thực nghiệm, quy nạp và diễn giải….
Nhiều độc giả sau khi tìm hiểu xong cơ sở lý luận là gì đều có chung thắc mắc: Vậy cơ sở pháp lý và cơ sở lý luận khác nhau như thế nào? Để trả lời cho phần này, chúng tôi đã tổng hợp và trình bày rõ ràng ngay dưới đây, các bạn có thể tham khảo.
Chúng ta có thể khẳng định ngay rằng cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý hoàn toàn khác nhau.
Cơ sở pháp lý là nền tảng từ các quy định trong văn bản pháp luật để điều chỉnh hành vi, các mối quan hệ hay bất kỳ hoạt động nào đó, tất cả nhằm hướng tới mục tiêu đảm bảo sự thống nhất và tuân thủ quy tắc chung.
Trong đó, từ “Cơ sở” trong “Cơ sở pháp lý” chúng ta có thể hiểu là nền tảng, nguồn gốc, điều kiện cho những cái được xây dựng, tạo thành trên đó hoặc nhờ vào đó để tồn tại và phát triển.
Còn "pháp lý" thường liên quan đến các văn bản pháp luật được ban hành bởi các cơ quan Nhà nước nhằm mô tả tổng quát về các hiện tượng, trạng thái và nội dung được đề cập trong những văn bản này.
Tất cả các trường hợp không tuân thủ và dẫn đến hành vi vi phạm quy định của pháp luật đều phải chịu chế tài xử phạt.
Cơ sở pháp lý thường được mọi người liên tưởng tới văn bản quy phạm pháp luật (văn bản mang tính bắt buộc thực hiện chung).
Ngoài ra, trong từng lĩnh vực khác nhau, để có thể xây dựng nhiều văn bản quy phạm, người ta thường áp dụng cơ sở pháp lý.
Một vài ví dụ về cơ sở pháp lý:
Trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử, các cơ sở pháp lý bao gồm: Luật Thương mại, Luật sở hữu trí tuệ; Bộ luật Dân sự; Nghị định 52/2013/NQ-CP về thương mại điện tử.
Trong lĩnh vực bất động sản, cơ sở pháp lý bao gồm: Luật đất đai năm 2013; Luật xây dựng năm 2014; Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Giá trị pháp lý: Là sự hữu ích của tài liệu văn bản, có tác dụng quan trọng như một bằng chứng pháp lý về thẩm quyền và nghĩa vụ có thể thi hành, cũng như làm cơ sở cho các hành động pháp lý.
- Cơ chế pháp lý: là một cách thức, cơ chế tổ chức hoạt động của thể chế chính trị, xã hội, kinh tế và tổ chức khác. Điều này được pháp luật hỗ trợ trong việc giám sát các hoạt động tư pháp, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành và tổ chức của hệ thống các cơ quan, tổ chức và công dân theo quy định của pháp luật.
Với mục đích giảm thiểu việc lạm dụng quyền, chức vụ theo xu hướng tiêu cực, các hoạt động tư pháp luôn được đảm bảo diễn ra theo đúng quy định pháp luật. Không chỉ dừng lại ở đó, cơ chế pháp lý còn hỗ trợ trong việc tăng cường trách nhiệm và tầm quan trọng của các cơ quan tư pháp, công chức và nhân viên pháp lý trong việc thực hiện công lý.
- Vấn đề pháp lý: bao gồm những vấn đề cần thiết, trọng yếu cần tranh luận hoặc quyết triệt để theo pháp luật. Trong trường hợp muốn giải quyết một vụ việc hay tình huống bằng pháp luật, cần phân tích, xem xét và xác định xem đó có phải là vấn đề pháp lý hay không.
Trên đây là toàn bộ bài viết cơ sở lý luận là gì, lý giải một số thắc mắc của độc giả xoay quanh chủ đề này đã được chúng tôi trình bày cụ thể và chi tiết. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được giải đáp.
Link nội dung: https://blog24hvn.com/vi-du-ve-co-so-ly-luan-a69498.html