Nhiều người hoảng hốt khi bỗng một ngày phát hiện mặt sưng phù sau khi ngủ dậy. Tình trạng sưng phù mặt có thể xảy ra từ từ hoặc đột ngột. Mặt bị sưng phù đôi khi chỉ là hiện tượng sinh lý nhưng cũng có thể là dấu hiệu đi kèm với một tình trạng sức khỏe nguy hiểm nào đó. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nguyên nhân gây sưng phù mặt và những bệnh lý có thể liên quan đến triệu chứng này nhé!
Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của tình trạng mặt sưng phù hay mặt bị phù tích nước là khuôn mặt sưng lên ở các mức độ khác nhau khiến khuôn mặt tròn trĩnh hơn như tăng cân nhưng thực chất không phải. Có những trường hợp sưng phù nặng dẫn đến việc người đối diện không thể nhìn thấy hai tai. Mặt có thể bị sưng phù một hoặc cả hai bên. Ngoài ra, nếu sưng phù mặt là triệu chứng của một bệnh lý nào đó, người bệnh có thể gặp thêm các triệu chứng điển hình khác.
Có thể kể đến những nguyên nhân thường gặp, không xuất phát từ bệnh lý, dẫn đến hiện tượng mặt sưng phù như: Thuốc điều trị bệnh huyết áp cao (enalapril, irbesartan, valsartan, lisinopril, losartan, ramipril), thuốc corticosteroid, thuốc chống viêm phi steroid (aspirin, naproxen, ibuprofen), thuốc điều trị tiểu đường (pioglitazone, rosiglitazone), estrogen…
Mặt bị sưng phù cũng có thể do cơ thể dị ứng với loại thuốc nào đó. Dị ứng thuốc ngoài gây phù mặt còn có thể có triệu chứng da ngứa, phát ban, khó hô hấp thậm chí cần được cấp cứu. Các thuốc dễ gây dị ứng thường là thuốc hóa trị, thuốc chống động kinh. Thậm chí có người uống thuốc kháng sinh bị phù mặt.
Trong các trường hợp dị ứng sưng mặt, có không ít trường hợp do dị ứng thực phẩm. Một số thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ gây dị ứng khá cao như: Sữa, một số loại hạt, cá, trứng, nhộng tằm, hải sản, động vật có vỏ…
Nếu bị dị ứng nhẹ, sưng phù chỉ xảy ra ở môi, khoang miệng, lưỡi, họng, mắt. Nếu bị nặng, người bệnh có thể bị sưng phù mặt hoặc toàn thân. Ngoài triệu chứng sưng phù, người bệnh còn có thể bị ngứa da, ngứa trong miệng hay cổ họng, buồn nôn, choáng váng,...
Ong, nhện là những con vật có thể truyền nọc độc qua các vết cắn và vết đốt dẫn đến sưng phù mặt hoặc các trị trí bị đốt khác. Trong hầu hết trường hợp, sưng phù tự khỏi trong vài ngày nhưng cũng có những trường hợp cá biệt dị ứng côn trùng đốt mức độ nặng gây sốc phản vệ cần được cấp cứu.
Ngoài ra, mặt bị sưng phù có thể do các tình trạng khác như:
Trên đây là những nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến tình trạng mặt bị sưng phù. Ngoài ra, sưng phù mặt cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như:
Để chẩn đoán chính xác bệnh và xác định nguyên nhân khiến mặt bị sưng phù, các bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh lý, hỏi về các chấn thương, các phương pháp điều trị bệnh hay thuốc điều trị bệnh trong thời gian gần đây hay triệu chứng khác mà người bệnh đang gặp phải. Ngoài ra, để có kết luận bệnh chính xác, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm y tế như:
Khi xác định được nguyên nhân dẫn đến triệu chứng sưng phù mặt, bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp. Ví dụ:
Mặt bị sưng phù là một tình trạng không hiếm gặp. Nguyên nhân có thể chỉ đơn giản là do ngủ nhiều, tăng cân, côn trùng đốt nhưng cũng có thể xuất phát từ bệnh lý. Vì vậy, nếu bị phù mặt, bạn nên theo dõi sát sao và đi khám kịp thời để tránh các tình trạng sức khỏe nguy hiểm.
Xem thêm: Những biểu hiện của người bị tích nước
Link nội dung: https://blog24hvn.com/cach-chua-phu-ne-mat-a69528.html