Trong cuộc sống, hạnh phúc là cảm xúc mà con người luôn mưu cầu. Mỗi người sẽ có định nghĩa về hạnh phúc khác nhau và tìm kiếm niềm hạnh phúc theo những cách khác nhau. Với nhiều người hạnh phúc đến từ việc cho đi, điều này giúp họ cảm nhận được sự hạnh phúc an lạc và thanh cao cho chính bản thân mình. Vậy ý nghĩa của cho đi là gì? Vì sao hạnh phúc đơn giản là được cho đi?
Cho đi đôi khi chỉ đơn giản là những lời động viên, chia sẻ yêu thương và giúp đỡ người khác dù là điều nhỏ nhặt nhất. Đó là một điều trân quý, có ý nghĩa vô cùng đẹp đẽ. Sự cho đi không chỉ đến từ giá trị vật chất mà còn là tinh thần, là sợi dây kết nối mọi người lại gần nhau hơn và thắp lên ngọn lửa yêu thương.
Câu chuyện về sự cho đi của Nguyễn Hải An - một bé gái 7 tuổi mắc bệnh ung thư đã hiến tặng giác mạc - đôi mắt của mình để những đứa trẻ còn sống khác có được đôi mắt sáng. Thứ mà Hải An đã cho và để lại cho chúng ta không chỉ là đôi mắt sáng ngời, mà còn là ánh sáng của niềm tin cuộc sống. Hay anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, để có được thông tin dự báo thời tiết chính xác nhất anh đã không ngần ngại cho đi cả tuổi thanh xuân để làm công tác khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m.
Phải chăng cái trân quý, đẹp đẽ của sự cho đi chính là không phân biệt tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, không định lượng cho đi bao nhiêu. Như Tố Hữu đã từng nói về cho đi như một nghĩa cử cao đẹp: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Có lẽ cuộc sống chính là như thế, hạnh phúc là sự cho đi mà cho đi lại vô cùng đơn giản, không toan tính, vô cùng chân thành. Cho đi chính là một cách để cuộc sống trở nên hạnh phúc hơn, bình yên hơn và lãng mạn hơn.
“Cho đi, giúp đỡ và tử tế với người khác không chỉ góp phần mang lại hạnh phúc cho họ mà còn giúp chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn”
Nhiều người quan niệm rằng cho đi là một sự mất mát và nhận được mới được gọi là hạnh phúc. Nhưng thực tế, cho đi mang lại cảm giác an yên, lưu giữ những giá trị quý giá còn mãi trong cuộc sống. Hãy đọc tiếp để biết ý nghĩa của cho đi là gì nhé.
Tham lam là một trong những tật xấu thường gặp phải của con người. Khi người khác có gì hơn, người tham lam thường sẽ xu hướng ghen tị và muốn phải có hơn người khác. Lòng tham thường đi liền với sự ích kỷ, luôn muốn giữ những gì mình có không chia sẻ vì sợ mất. Trên thực tế, lòng tham lam và ích kỷ luôn đè nặng lên chúng ta, và luôn luôn sợ hãi về một thứ gì đó bị mất hoặc bị đánh cắp. Những người tham lam, ích kỷ xa lánh mọi người xung quanh và không cảm thông với người khác.
Người tham lam, đố kỵ luôn suy nghĩ đến những thứ hơn thua với người khác, tâm hồn sẽ khó có thể an yên, thư giãn. Cũng từ đó, họ không thể tìm được hạnh phúc cho riêng mình. Vậy cho đi sẽ dần hình thành cho bạn suy nghĩ hài lòng, trân trọng những gì mà mình có, không ganh đua, đố kị.
Có rất nhiều cách để chúng ta có thể cho đi từ những điều đơn giản nhất. Đôi khi chỉ cần một túi gạo và một chai nước cho một cụ già đói rét ban đêm, cũng đủ sưởi ấm trái tim lạnh giá của họ. Hay khi một người bạn gặp chuyện buồn, thất vọng, bạn an ủi chân thành, lắng nghe những lời tâm sự, sẽ giúp người bạn ấy trở nên phấn chấn và bình tĩnh hơn.
Cho đi không nhất thiết phải là vật chất. Vì hành vi cho đi không đo bằng số lượng vật chất mà là sự thể hiện từ tấm lòng, là tình yêu thương từ trái tim của mỗi người. Người nghèo vẫn có thể cho đi bằng sự đồng cảm, chia sẻ với những người đồng cảnh ngộ, giúp người khác vơi đi những đau thương, muộn phiền. Chúng ta không đủ vật chất để giúp đỡ người nghèo, thì chúng ta cũng có thể kêu gọi những người xung quanh hỗ trợ, chia sẻ… Tất cả những gì chúng ta có, tiền bạc, lời nói, ánh mắt, hành động, thời gian… đều có thể cho người khác, miễn là chúng ta có một trái tim luôn rộng mở.
Các anh hùng, liệt sĩ đã hiến dâng tuổi xuân, tính mạng vì bình yên của Tổ quốc. Những nỗ lực cứu trợ người dân từ những vùng nghèo khó bị ảnh hưởng bởi thiên tai cũng là một hình thức của sự cho đi. Cha mẹ hy sinh hạnh phúc, thời gian quý báu… để chăm sóc chúng ta. Mỗi người đều đã được nhận lại vô vàn những điều tốt đẹp mà chúng ta phải trân trọng, biết ơn và học tập.
Từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày mà mỗi người chúng ta được đón nhận cũng sẽ là nguồn động lực để hạnh phúc hơn mỗi ngày. Sự gắn kết hài hòa tình cảm giữa người với người làm cho cuộc sống trở nên màu sắc hơn, cuộc sống trở nên có giá trị và thật ý nghĩa.
“Không ai trở nên nghèo khó bằng cách cho đi.” - Anne FrankAnne Frank
“Câu hỏi dai dẳng và cấp bách nhất của cuộc sống là ‘Bạn đang làm gì cho người khác?’” - Martin Luther
“Luôn cho đi mà không nhớ và luôn nhận mà không quên.” - Brian Tracy
“Khi chúng ta tạo ra ánh sáng cho người khác, chúng ta tự nhiên thắp sáng con đường của chính mình.” - Mary Anne Radmacher
“Khi chúng ta cho đi một cách vui vẻ và nhận lại một cách biết ơn, thì mọi người đều được ban phước.” - Maya Angelou
“Nhận tất cả những gì bạn có thể, tiết kiệm tất cả những gì bạn có thể và cho đi tất cả những gì bạn có thể.” - John Wesley
“Cho đi là chìa khóa thành công, trong mọi ứng dụng của cuộc sống con người.” - Bryant McGill
“Niềm vui nhân lên khi nó được chia sẻ giữa những người bạn, nhưng nỗi đau giảm đi sau mỗi lần sẻ chia. Đó chính là cuộc sống.” — RA Salvatore
Quả thực, cho đi không bao giờ là thiệt thòi. Đặc biệt, sau khi cho đi, bạn sẽ cảm nhận được một nguồn hạnh phúc lớn lao, một điều gì đó ý nghĩa, một cảm giác nhẹ nhàng và thanh thản trong tâm hồn. Hiểu được ý nghĩa của cho đi là gì thực sự là một bài học quý giá, giúp chúng ta hoàn thiện bản thân hơn mỗi ngày.
Đoàn Loan
Link nội dung: https://blog24hvn.com/di-la-gi-a69616.html