Sau quá trình sinh mổ, chăm sóc vết thương và vấn đề đẻ mổ kiêng ăn gì để tránh sẹo lồi đóng vai trò quan trọng để đảm bảo sức khoẻ và giúp quá trình lành thương diễn ra thuận lợi. Hãy cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia tìm hiểu về chế độ kiêng khem sau sinh mổ để đạt được sự phục hồi tốt nhất cho các bà mẹ
I. Tại sao cần kiêng cữ sau sinh mổ?
Sau khi sinh mổ, cơ thể phụ nữ cần thời gian để hồi phục và vết mổ cần được chăm sóc đặc biệt để tránh các rủi ro biến chứng không mong muốn ảnh hưởng tới sức khỏe. Việc kiêng cữ đúng cách là cần thiết bởi:
- Giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng
- Ngăn ngừa sẹo lồi
- Tăng cường quá trình lành vết thương
- Đảm bảo sức khỏe tổng thể và giảm thiểu các biến chứng hậu sản
- Hỗ trợ cân bằng nội tiết tố
Việc kiêng cữ sau sinh mổ không chỉ giúp vết thương lành nhanh mà còn đảm bảo sức khỏe toàn diện cho mẹ và bé, tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình hồi phục sau sinh.
II. Đẻ mổ kiêng ăn gì để tránh sẹo lồi?
Việc kiêng ăn một số loại thực phẩm không chỉ tránh lồi vết sẹo mổ và mà còn hỗ trợ quá trình lành vết thương. Dưới đây là những loại thực phẩm mà mọi người nên tránh:
- Rau muống: Kích thích tăng sinh collagen quá mức dẫn đến sự phát triển không đều của mô và gây ra sẹo lồi
- Đồ nếp: Xôi, bánh chưng, bánh tét,… có tính nóng, dễ gây mưng mủ và viêm nhiễm vết mổ. Việc ăn nhiều đồ nếp sau sinh mổ có thể làm cho vết thương trở nên sưng tấy và chậm lành hơn
- Thịt đỏ: Thịt bò, cừu, chó… làm tăng sinh collagen không đều, dẫn đến hình thành sẹo thâm mất thẩm mỹ. Mặc dù giàu dinh dưỡng nhưng thịt đỏ cũng chứa nhiều sắt, có thể làm cho quá trình tái tạo da bị rối loạn
- Thịt gà: Gây ngứa và kích ứng vết thương ở một số người. Ngoài ra, nó còn làm tăng nguy cơ mưng mủ ở vết mổ, gây khó chịu và làm chậm quá trình làm lành
- Các loại trứng: Làm tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi, sẹo thâm, gây ngứa và làm cho vết thương lâu lành hơn
- Hải sản: Gây dị ứng và làm cho vết mổ bị sưng tấy và ngứa ngáy, gia tăng nguy cơ viêm nhiễm và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển tại vết mổ
- Chất kích thích: Rượu, bia, cà phê và thuốc lá,… làm chậm quá trình lành vết thương, giảm khả năng miễn dịch và gây mất cân bằng nội tiết tố. Điều này còn khiến vết mổ viêm nhiễm và lâu lành hơn
III. Sau sinh mổ bao lâu thì ăn uống bình thường?
Thời gian để trở lại chế độ ăn uống bình thường sau khi sinh mổ có thể thay đổi tùy thuộc vào quá trình phục hồi của từng người và chế độ chăm sóc hậu phẫu:
- Ngày đầu sau sinh mổ: Trong khoảng thời gian này, mẹ sẽ được yêu cầu không ăn và chỉ nên uống nước hoặc các dung dịch lỏng dễ tiêu hóa
- Sau 24 - 48 giờ: Nếu không có biến chứng, các mẹ có thể bắt đầu ăn các loại thức ăn nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa như cháo, súp hoặc các loại rau luộc
- Sau 3 - 7 ngày: Chuyển sang chế độ ăn uống bình thường nhưng nên tránh các thực phẩm khó tiêu, dễ gây đầy hơi và thực phẩm chứa nhiều gia vị. Hãy cân nhắc thức ăn giàu chất xơ để giúp tiêu hóa tốt hơn
- Trong 2 - 6 tuần: Tiếp tục duy trì chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng bao gồm đủ lượng protein, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và các loại trái cây. Tránh ăn quá nhiều thực phẩm có chứa đường và chất béo bão hòa, làm tăng nguy cơ tăng cân và gây khó chịu
Hãy lắng nghe hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn sau sinh mổ, đặc biệt nếu mọi người có các vấn đề sức khỏe cụ thể. Nếu cảm thấy bất kỳ biến chứng nào sau khi ăn như đau bụng, buồn nôn hoặc đầy hơi, hãy ngừng ăn và tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay lập tức. Việc trở lại chế độ ăn uống bình thường sau sinh mổ cần được thực hiện cẩn thận để đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra một cách an toàn và hiệu quả.
IV. Thực phẩm bổ dưỡng dành cho bà bầu sau mổ
Sau sinh mổ, việc tiêu thụ các loại thực phẩm bổ dưỡng có vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi và sản xuất sữa cho bé. Một số gợi ý cho phụ nữ sau sinh về các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết và thực phẩm chứa chúng:
- Protein: Thịt gà, cá hồi, đậu nành và sản phẩm từ đậu nành.
- Chất xơ: Có trong các loại rau xanh, củ, quả nên bổ sung hàng ngày
- Sắt: Thịt bò, hành tây, ngũ cốc nguyên hạt…
- Canxi: Sữa và sản phẩm từ sữa, cá hồi, cua….
- Vitamin D: Trứng, dầu cá, gan…
- Axit folic: Lúa mạch nguyên hạt, rau cải xanh…
- Omega-3: Các loại cá, sữa hạt chia…
Việc thực hiện một chế độ ăn đa dạng và cân nhắc đủ chất dinh dưỡng là quan trọng sau sinh mổ để hỗ trợ quá trình phục hồi và cung cấp đủ dưỡng chất cho cả mẹ và bé. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thay đổi chế độ ăn uống.
V. Lưu ý khi tẩm bổ cho mẹ bầu sau sinh mổ
Chế độ dinh dưỡng sau sinh mổ cần được chú ý và quan tâm hàng đầu ngay từ khi mẹ vừa “vượt cạn” thành công. Một số lưu ý mà các ông bố và gia đình nên biết đó là:
- Sau khi sinh 6 giờ: Lúc này hệ tiêu hoá đang lấy lại cân bằng và phục hồi sau tổn thương nên phụ sản chỉ uống nước, đợi đến khi cơ thể xì hơi hoặc có thể đi đại tiện được thì mới nên ăn cháo loãng
- Sau khi sinh mổ 2 ngày: Có thể sử dụng các thực phẩm dễ tiêu, mềm, tiêu hoá nhanh như súp, cháo,…. để hạn chế các cơn đau do co thắt dạ con, sản dịch ra nhiều
- 1 tuần sau khi mổ: Hạn chế các thực phẩm gây táo bón, đầy hơi, nên ăn thực phẩm dễ tiêu và giúp phụ sản dễ xì hơi, tốt cho nhu động ruột
- 1 tháng sau mổ: Lúc này sản phụ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ và cân đối. Chính vì thế, mẹ hãy làm đa dạng nguồn thực phẩm trong bữa ăn để phục hồi sức khoẻ sau sinh và đủ sữa cho con trẻ
- Hơn 1 tháng sau mổ: Lúc này, sản phụ nên ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe, lợi sữa. Tuy nhiên nên ăn có chừng mực và hạn chế ăn quá nhiều để tránh tình trạng mất kiểm soát cân nặng sau sinh
Việc đẻ mổ kiêng ăn gì để tránh sẹo lồi là mối quan tâm hàng đầu của các phụ nữ sau sinh. Bằng cách chọn lựa các loại thực phẩm phù hợp và cân nhắc chế độ ăn uống, mọi người có thể tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình lành vết thương và phục hồi sức khỏe tổng thể. Liên hệ Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia qua hotline 032 845 1188 để được tư vấn miễn phí về điều trị sẹo lồi sau sinh mổ.