1. Sơ đồ tư duy là gì?
Từ lâu, theo các nhà nghiên cứu thì sơ đồ tư duy được coi là một công cụ tổ chức tư duy, có vai trò như một phương tiện giúp tăng khả năng ghi nhận hình ảnh của não bộ. Đây được xem như một hình thức giúp ghi nhớ một cách chi tiết, tổng hợp, phân tích vấn đề nào đó thành một dạng của lược đồ phân nhánh.
Được biết sơ đồ tư duy còn được gọi là Mindmap, nói tóm gọn là phương pháp ghi chú sáng tạo các ý tưởng bằng cách sử dụng từ ngữ ngắn gọn keyword và hình ảnh sinh động giúp bộ não con người tiếp cận và ghi nhớ thông tin nhanh và hiệu quả hơn. Nhờ sơ đồ này mà con người có thể hình dung, tưởng tượng phong phú, để có những bước tiền đề làm việc, học tập một cách tư duy khoa học, hiệu quả.
Xem thêm: BÍ KÍP GIÚP CON PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO
2. Cách vẽ sơ đồ tư duy đẹp, đơn giản
Hiện nay, sơ đồ tư duy được sử dụng rộng rãi và hiệu quả trong việc ghi chép hoặc ghi nhớ. Việc làm thế nào để vẽ một sơ đồ tư duy đúng và khoa học thì sau đây là các bước tham khảo để vẽ một sơ đồ tư duy đẹp mắt, dễ nhìn và độc đáo nhất.
Những dụng cụ cần có:
- 1 giấy khổ lớn: để khi sử dụng chúng ta không bị tình trạng thiếu giấy nếu nội dung quá nhiều và ý tưởng độc đáo
- Bút lông nhiều màu 01 hộp: giúp ta có thể trang trí các cấu trúc phân nhánh trực quan hơn, đặc sắc hơn
- Ý tưởng: thể hiện ở tài liệu cần dùng để mô phỏng trên sơ đồ tư duy của bạn.
Bước 1: Lên ý tưởng, chủ đề chính của sơ đồ
Đầu tiên,bạn phải xác định được Central Idea là ý chính của sơ đồ bởi nó là chủ thể đại diện cho chủ đề mà bạn sẽ triển khai và khám phá, cũng là mốc khởi đầu cho sơ đồ tư duy độc đáo này.
Chủ đề lớn thông thường sẽ được đặt ở vị trí trung tâm, sử dụng hình ảnh to và tô màu nổi bật, rõ nét nhất.
Bước 2: Ý tưởng thêm các nhánh lớn phát triển từ chủ đề chính ở trên
Việc đầu tiên là phác hoạ, xác định các nhánh lớn liên quan đến chủ đề hoặc ý tưởng, Vẽ sơ bộ đường phân nhánh xuất phát từ chủ đề ở trung tâm nối với từng ý logic
Sử dụng đường dày cho những nhánh chính và độ dày của nhánh cho thấy tầm quan trọng trong mạng lưới hệ thống phân cấp Mindmap.
Bước 3: Phát triển sơ đồ tư duy từ các nhánh nội dung chi tiết
Để Phát triển sơ đồ tư duy từ các nhánh nội dung chi tiết thì từ mỗi ý lớn, ta phân nhánh, mở rộng nhiều ý nhỏ để tạo sự chi tiết cho chủ đề đó.
Phát triển từ nhánh phải có nội dung chung hướng đến chủ đề chính của sơ đồ sao cho đồng nhất và logic xuyên suốt cả quá trình .
Bước 4: Hoàn thiện sơ đồ, tô đậm đường cong với nhiều màu sắc và vẽ thêm các hình minh họa
Sau khi đã hoàn thiện các bước trên thì bạn cần bổ sung thêm những hình ảnh minh họa cho các nhánh lớn nhằm trực quan và dễ liên tưởng.
Bạn hãy tô đậm màu sắc cho các nhánh lớn cũng như nhánh phụ. Trong mỗi nhánh có các mã màu riêng sẽ giúp bạn định hình một cách tổng quát, dễ nhìn, dễ hình dung. Có nhiều trường hợp bạn có thể tô đậm bằng các loại bút nhũ, kim tuyến, tạo điểm nhấn ở các đường cong, phân chia những vùng màu sắc để sơ đồ nhìn được dễ dàng, hiệu quả nhất.
Bạn có thể thêm những kí hiệu riêng của bạn sao cho dễ nhớ nhất.
Như vậy bài viết của chúng tôi cung cấp cho bạn các mẫu sơ đồ tư duy từ đơn giản đến phức tạp. Bạn có thể sử dụng Mindmap như một phương thức trực quan và hiệu quả trong việc ghi nhớ những tác phẩm, những ý chính trong văn học. Việcbạn sử dụng hình ảnh có tác dụng kích thích thị giác và não bộ tiếp nhận thông tin nhanh hơn và nhờ đó giúp bạn tiết kiệm thời gian học bài mà vẫn không quên ý.
Các bạn có thể sử dụng chế độ xem nhiều sơ đồ cùng lúc để so sánh và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với nội dung công việc của mình. Bài viết trên đây là tổng quan những thông tin về sơ đồ tư duy, hy vọng sau bài viết các bạn đã giải đáp được mọi thắc mắc của mình. Đồng thời biết cách vẽ sơ đồ tư duy độc đáo đẹp đơn giản & dễ thương.Từ đó giúp cho việc nghiên cứu khoa học, học tập được hiệu quả,từ đó giúp ích cho quá trình học tập và làm việc của mình được tốt hơn.