Âm nhạc là ngành học phù hợp với những ai yêu thích, có sự cảm nhận tinh tế về thanh âm và giai điệu. Để theo học ngành này, bạn cần phải có năng khiếu cũng như một số hiểu biết nhất định về âm nhạc. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn những thông tin cơ bản về ngành Sư phạm Âm nhạc.
1. Tìm hiểu ngành Sư phạm Âm nhạc
- Ngành Sư phạm Âm nhạc (Music Education) là ngành đào tạo cử nhân Sư phạm Âm nhạc, có trình độ lý luận và thực hành để giảng dạy âm nhạc ở các cấp học phổ thông, các trường sư phạm, các khoa sư phạm âm nhạc của các trường nghệ thuật và văn hoá - nghệ thuật, góp phần giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho học sinh, sinh viên.
- Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Âm nhạctrang bị cho sinh viên những kiến thức về:
- Những kiến thức nhạc lý cơ bản, đọc ghi nhạc, kỹ thuật hát, chỉ huy hát tập thể, múa, phục vụ cho công tác giảng dạy chương trình âm nhạc và hoạt động văn hóa, văn nghệ ở trường THCS.
- Áp dụng các kiến thức về tâm lý học, giáo dục học, phương pháp sư phạm, thực hành chức năng hoạt động dạy học bộ môn vào hoạt động dạy học, giáo dục học sinh THCS.
- Kiến thức lý luận cơ bản về thiết kế, tổ chức và kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học, giáo dục học sinh tiểu học và trung học cơ sở.
2. Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Âm nhạc
Các bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành của ngành Sư phạm Âm nhạc trong bảng dưới đây.
Khối kiến thức chung
1
Tiếng Anh 1 15 Tiếng Anh 3 2 Tiếng Pháp 116
Tiếng Pháp 3 3 Tiếng Nga 117
Tiếng Nga 3 4 Tin học đại cương18
Tâm lý học 5 Giáo dục thể chất 119
6 NLCB của CN Mác-Lênin-phần 120
7 Tiếng Anh 221
Giáo dục học 8 Tiếng Pháp 222
9 Tiếng Nga 223
10 Giáo dục thể chất 224
11 Âm nhạc25
12 Mỹ học và Giáo dục thẩm mỹ26
13 Kỹ năng giao tiếp27
14 NLCB của CN Mác-Lênin-phần 228
Khối kiến thức chuyên ngành
1 Toán cao cấp25
2 Bản đồ đại cương26
3 Địa chất học27
4 Địa lí tự nhiên đại cương 128
5 Vật lí cho địa lí29
6 Xác suất thống kê30
7 Bản đồ địa hình và đo vẽ địa hình31
8 Thực địa địa chất - Bản đồ32
9 Xã hội học33
10 Địa lí tự nhiên đại cương 234
11 Địa lí tự nhiên đại cương 335
12 Phương pháp nghiên cứu khoa học36
13 Tiếng Anh chuyên ngành37
Thực địa kinh tế 14 Tiếng Nga chuyên ngành38
Giáo dục dân số 15 Địa lí tự nhiên Việt Nam 139
16 Địa lí tự nhiên Việt Nam 240
Đia lí Biển Đông 17 Địa lí tự nhiên các lục địa 141
Biến đổi khí hậu 18 Phương pháp nghiên cứu địa lý42
19 Địa lí tự nhiên các lục địa 243
20 Địa lí kinh tế - xã hội đại cương 144
21 Địa lí kinh tế - xã hội đại cương 245
22 Lí luận và phương pháp dạy học địa lí46
23 Hệ thống thông tin địa lí (GIS)47
24 Thực địa tự nhiên
Theo Đại học Sư phạm Hà Nội
3. Các khối thi vào ngành Sư phạm Âm nhạc
- Mã ngành: 7140221
- Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Sư phạm Âm nhạc:
- N00: Ngữ văn, Năng khiếu Âm nhạc 1, Năng khiếu Âm nhạc 2
- N01: Ngữ văn, xướng âm, biểu diễn nghệ thuật
*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng
4. Điểm chuẩn ngành Sư phạm Âm nhạc
Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Sư phạm Âm nhạc những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 19 - 29 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia hoặc tổ hợp môn xét theo học bạ.
5. Các trường đào tạo ngành Sư phạm Âm nhạc
Để theo học ngành Sư phạm Âm nhạc, các bạn cần phải đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học sau:
- Khu vực miền Bắc:
- Đại học Sư phạm Hà Nội
- Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
- Khu vực miền Trung:
- Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
- Đại Học Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Thanh Hóa
- Khu vực miền Nam:
- Đại học Sài Gòn
- Đại học Đồng Tháp
6. Cơ hội việc làm ngành Sư phạm Âm nhạc
Ngành Sư phạm Âm nhạc là một ngành học có nhiều tiềm năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Sư phạm Âm nhạc có thể làm các công việc sau:
- Giảng dạy môn nghệ thuật, âm nhạc ở Tiểu học và âm nhạc ở THCS;
- Giảng dạy các trường Sơ cấp, Trung cấp, Văn hóa Nghệ thuật;
- Tham gia công việc tại các tổ chức xã hội có đào tạo về âm nhạc hoặc thực hiện các công việc liên quan đến âm nhạc;
- Giảng dạy ở Trung tâm văn hóa thiếu nhi, làm công tác thông tin tuyên truy ền ở các Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch, Phòng VHTT thành phố, huyện; các Trung tâm thiết kế quảng cáo...
- Cán bộ văn hóa - văn nghệ quần chúng tại các nhà văn hóa và cộng đồng;
- Làm chuyên viên âm nhạc ở các sở, phòng văn hóa - thể thao và du lịch;
- Làm việc độc lập trên thị trường về lĩnh vực âm nhạc;
- Có thể làm công tác nghiên cứu ở các cơ quan nghiên cứu khoa học về giáo dục âm nhạc.
7. Mức lương ngành Sư phạm Âm nhạc
Đối với những bạn tham gia giảng dạy tại các trường học thuộc hệ thống trường học công lập hay làm việc trong các cơ quan nhà nước thì mức lương sẽ được tính theo quy định của nhà nước. Đối những bạn giảng dạy tại các trường học dân lập thì mức lương khởi điểm từ 5 - 7 triệu đồng/ tháng và tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm làm việc sẽ có mức lương cao hơn.
8. Ngành Sư phạm Âm nhạc cần có tố chất gì?
Để học tập và thành công trong ngành Sư phạm Âm nhạc, bạn cần phải có các tố chất sau:
- Có năng khiếu về âm nhạc;
- Tự tin, năng động và sáng tạo;
- Có trí nhớ tốt, có vốn hiểu biết văn hóa - xã hội sâu rộng;
- Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc cao;
- Khả năng truyền đạt tốt trên cả hai phương diện nói và viết;
- Có tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng;
- Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu.
Nếu bạn thực sự đam mê và có năng khiếu về âm nhạc thì ngành Sư phạm Âm nhạc là một ngành học rất phù hợp với bạn đó. Vậy thì các bạn hãy mạnh dạn đăng ký nguyện vọng ngành Sư phạm Âm nhạc vào các trường đại học phù hợp để có cơ hội học tập, rèn luyện và bổ sung những kiến thức về âm nhạc nhé.