Bạn có biết hệ thống tai mũi họng của bạn được kết nối như thế nào không? Mối liên quan giữa tai mũi họng ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
1Mũi và Họng
Mũi và họng là phần trên của hệ hô hấp trên, chúng phối hợp nhịp nhàng với nhau. Cổ họng là bộ phận nối liền giữa miệng với mũi, đồng thời nối với cả phổi và thực quản.
Mũi được chia làm hai phần, phần mà chúng ta có thể nhìn thấy được gọi là phần trước, phần phía sau được gọi là phần sau. Và chúng được trực tiếp dẫn xuống cổ họng.[1]
2Họng và Tai
Các ống Eustachian dẫn chất lỏng từ tai xuống cổ họng rồi đi qua vòm họng, và phần lớn, chúng làm như vậy mà không gặp bất kỳ sự cố nào.
Tuy nhiên, ở những đối tượng là trẻ nhỏ, các ống eustachian chưa vào đúng vị trí, nghĩa là chúng nằm ngang và không thể thoát chất nhầy ra ngoài một cách đầy đủ.
Điều này khiến vi khuẩn dễ dàng thâm nhập, hoạt động gây nhiễm trùng tai. Vi khuẩn này sau đó có thể tìm đường vào cổ họng, gây viêm họng.
3Tai và Mũi
Tai là cơ quan thính giác, có chức năng giúp cảm thụ âm thanh xung quanh, đồng thời giúp giữ thăng bằng cho cơ thể và được cấu tạo gồm:
- Tai ngoài: Vành tai và ống tai.
- Tai giữa: Màng nhĩ, hòm nhĩ và vòi nhĩ.
- Tai trong: Ốc tai, các ống bán khuyên và tiền đình.
Tai nằm ở vị trí gần ngang với mũi, chúng cũng được nối với nhau bằng ống eustachian, ống này được dẫn từ tai vào vòm họng.
Đây cũng là lối đi giữa cổ họng trên và khoang mũi. Cũng chính con đường mà vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể lây lan từ tai sang mũi và ngược lại. Những ống này kết nối toàn bộ tam giác tai, mũi và họng thành một hệ thống chung.
4Liên kết chức năng của tai, mũi, họng
Hệ thống liên kết tai, mũi, họng hay còn gọi tắt là (ENT) được kết nối rất phức tạp nên chúng có thể hoạt động như một đơn vị, với các bộ phận hợp thành. Và điểm chung của ba bộ phận này là chung màng nhầy. Để bắt đầu, cổ họng nối miệng với mũi, đồng thời cổ họng cũng kết nối phổi với thực quản.[2]
Tai, mũi và họng được kết nối hoạt động với nhau như 1 đơn vị đồng nhất. Ống eustachian là một ống nhỏ nối liền giữa khoang mũi và tai giữa của bạn.
Chúng có chức năng cân bằng áp suất không khí ở cả hai bên màng nhĩ. Điều này có vai trò đặc biệt quan trọng khi bạn đang tham gia các hoạt động bay lượn hoặc lặn biển. Nếu các ống eustachian bị tắc nghẽn, việc này có thể khiến bạn bị đau hoặc cảm giác đầy, ù tai.
Mũi chịu trách nhiệm lọc không khí ngay khi chúng ta hít thở và có chức năng cung cấp độ ẩm và làm ấm không khí trước khi đưa vào phổi.
Ngoài ra, mũi được lót bằng những sợi lông mao nhỏ giúp ngăn cản và giữ những hạt bụi lại, sau đó nhờ chất dịch nhầy cuốn trôi trên bề mặt tế bào lót trong khoang mũi.
Cổ họng hoặc hầu, kết nối miệng với hệ thống hô hấp của bạn. Chúng được tạo thành từ lưỡi gà, vòm miệng mềm, amidan và adenoids.
Vị trí adenoids
Vòm miệng mềm và lưỡi gà có chức năng giúp đóng mở khoang mũi khi bạn nhai và nuốt. Điều này góp phần ngăn không cho thức ăn và chất lỏng tự ý đi vào mũi của bạn.
5Cách phát hiện nhiễm trùng
Tai, mũi và họng được kết nối với nhau theo nhiều cách. Ví dụ, tai có chức năng đảm nhiệm nhiệm nghe và giữ thăng bằng, mũi lọc không khí chúng ta hít thở và làm ấm không khí còn cổ họng giúp chúng ta nói và nuốt.
Khi những khu vực này bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus, chúng có thể dẫn đến các tình trạng mất thính giác. Một ví dụ điển hình là khi ai đó bị nhiễm trùng tai, viêm tai giữa, đây là nguyên nhân có thể khiến chất dịch lỏng ứ đọng, tích tụ trong tai. Trong một số trường hợp, điều này sẽ khiến màng nhĩ bị thủng, do quá nhiều áp lực bên trong ống tai của bạn.
Nếu không được điều trị ngay, điều này có thể dẫn đến mất thính lực tạm thời hoặc vĩnh viễn. Ngoài ra, nếu mũi và cổ họng của bạn bị nhiễm virus, đôi khi có thể bị sưng tấy.
Hoặc đơn giản hơn bạn có thể nhận biết đường hô hấp trên của mình đang gặp tình trạng nhiễm trùng bằng cách. Cơ thể xuất hiện các dấu hiệu như sốt, hầu họng bắt đầu sung huyết hoặc phì đại amidan, kèm theo ho đờm có màu vàng đục hoặc xanh, có thể các hạch bạch huyết sưng to ở cổ. Do đó, bạn cần đi khám ngay khi có dấu hiệu đầu tiên của nhiễm trùng tai, mũi hoặc họng.[3]
6Tai, Mũi và Họng liên kết chống lại cảm lạnh và cảm cúm
Bạn có thể cảm thấy khi bị cảm lạnh hoặc cúm, chúng sẽ làm mũi bạn bị tắc nghẽn và các xoang kết hợp với đau tai. Khi vi khuẩn xâm nhập cơ thể bạn, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ bắt đầu khởi động để chống lại.
Chất lỏng trong đường hô hấp và đường tai có chứa các kháng thể và các tế bào này có chức năng chống lại bệnh tật khác giúp bạn khỏi bệnh nhanh hơn bằng cách ngăn ngừa vi trùng lây lan khắp cơ thể.
7Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Nếu bạn hoặc con bạn đang mắc các bệnh dai dẳng liên quan đến các bộ phận tai, mũi họng này của cơ thể. Hãy đến khám bác sĩ ngay khi có những triệu chứng sau:
- Khó thở.
- Hắt hơi, sổ mũi kéo dài không giảm.
- Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, có tình trạng chảy nước dãi bất thường (đây là dấu hiệu phản ánh tình trạng trẻ không thể nuốt).
- Đau họng, nuốt thấy đau và vướng trên 1 tuần. Khó nuốt, khó thở.
- Đau tai, ù tai.
- Sốt cao trên 38,5C.
- Đờm có màu xanh hoặc vàng.
- Đau họng, ho thường xuyên tái đi tái lại. Kèm khàn giọng, hôi miệng.
- Có dấu hiệu sưng các hạch bạch huyết. Amidan bị viêm, xuất hiện các mảng trắng hoặc mủ. Vòm miệng xuất hiện những đốm nhỏ có màu đỏ.
Chẩn đoán
Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng các xét nghiệm như:
- Xét nghiệm công thức máu.
- Phết dịch họng nuôi cấy vi khuẩn.
- Chụp X-quang.
- Nội soi tai mũi họng.
- Kiểm tra đo thính lực.
Các bệnh viện có thể thăm khám khoa tai mũi họng
- TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Nhân Dân 115,...
- Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương, Bệnh viện Quân Y 108,...
Xem thêm:
- Viêm tai giữa có tự khỏi được không và bao lâu thì khỏi?
- 4 dấu hiệu viêm tai trong (viêm mê đạo tai) bạn cần chú ý
- 7 biến chứng viêm tai giữa thường gặp bạn cần chú ý