Máu có vai trò quan trọng trong cơ thể, được cấu thành từ 2 thành phần chính là tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và huyết tương. Vậy huyết thanh có phải thành phần của máu không? Huyết thanh là gì? Đặc điểm nhận dạng, vai trò và chức năng ra sao? Bài viết dưới đây được bác sĩ CKI Nguyễn Duy Khương, khoa Hồi sức tích cực & Chống độc (ICU), BVĐK Tâm Anh TP.HCM giải đáp chi tiết thành phần này, mời bạn đọc theo dõi.
Huyết thanh là gì?
Huyết thanh là một trong những thành phần của máu, được cấu thành từ các tế bào hồng cầu, bạch cầu và protein thông qua quá trình tích tụ máu.
Cấu trúc và thành phần của huyết thanh
Thành phần chính của huyết thanh là các protein không tham gia vào quá trình đông máu, các nguyên tố vi lượng, đa lượng và các chất điện giải. Trong huyết thanh có kali, natri, axit uric, canxi, magie, photpho, glucose, creatinine, enzyme, bilirubin…
Huyết thanh được tạo ra như thế nào?
Huyết thanh được tạo ra bằng cách lắng đọng máu tự nhiên và loại bỏ các yếu tố đông máu, quá trình này kéo dài từ 30-60 phút. Huyết thanh có màu vàng nhạt hoặc trong suốt. Hiểu đơn giản hơn, huyết thanh chính là huyết tương sau khi loại bỏ các yếu tố đông máu.
Đặc điểm nhận dạng huyết thanh
Huyết thanh mang các đặc điểm sau:
1. Đặc điểm
Huyết thanh được tạo nên từ các tế bào bạch cầu, hồng cầu và protein nhờ quá trình tích tụ máu. Huyết thanh bao gồm nguyên tố vi lượng, nguyên tố đa lượng, các protein không được sử dụng trong quá trình đông máu và các chất điện giải. Trong huyết thanh có canxi, natri, axit uric, enzyme, glucose, creatinine, kali, photpho, magie, bilirubin…
2. Màu sắc
Sau khi lắng đọng tự nhiên và loại bỏ các yếu tố đông máu, huyết thanh được tạo thành với màu vàng nhạt hoặc trong suốt. Màu sắc báo hiệu tình trạng của cơ thể. Mẫu huyết thanh bất thường có màu vàng đậm, đục hoặc màu sữa.
Vai trò và chức năng của huyết thanh đối với cơ thể người
Vai trò và chức năng của huyết thanh với cơ thể người:
1. Tăng cường hệ miễn dịch
Người bệnh bị suy giảm hệ miễn dịch nghiêm trọng thường được chỉ định truyền huyết thanh qua tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Từ đó giúp tăng khả năng miễn dịch và bổ sung các chất bị thiếu hụt.
Một vài trường hợp, huyết thành còn được sử dụng để phòng ngừa và điều trị bệnh uốn ván, bạch hầu, ho gà, bệnh sởi, viêm gan B, HIV…
2. Làm đẹp da
Huyết thanh được sử dụng rộng rãi trong chăm sóc và làm đẹp da. Huyết thanh là tinh chất có tác dụng chống oxy hóa và làm trắng da hiệu quả. Ngoài ra, thành phần này của máu còn hỗ trợ phục hồi các tế bào da bị tổn thương, giảm mụn, kháng viêm và cấp ẩm cho da.
Vai trò của huyết thanh đối với y học và khoa học
Vai trò của huyết thanh đối với y học và khoa học, cụ thể như sau:
1. Y học
1.1 Chẩn đoán bệnh
Một số trường hợp, bác sĩ chỉ định lấy máu để xác định tình trạng bệnh của người bệnh. Trong đó, huyết thanh là một trong những tiêu chí kết luận các bệnh truyền nhiễm qua đường máu như: HIV, sùi mào gà, viêm gan siêu vi B…
1.2 Hỗ trợ điều trị bệnh
Với người bệnh có tiền sử mắc bệnh truyền nhiễm (thủy đậu, sởi, quai bị…), huyết thanh giúp tạo hệ miễn dịch thụ động, hỗ trợ cơ thể chống chọi tốt với vi khuẩn. Ngoài ra, một số bệnh nhiễm trùng cũng cần sự hỗ trợ của các kháng thể trong huyết thanh.
2. Khoa học
2.1 Ứng dụng công nghệ sinh học
Huyết thanh đóng vai trò quan trọng trong công nghệ sinh học, nhất là trong nuôi cấy tế bào và nghiên cứu y sinh. Một số ứng dụng cụ thể của huyết thanh như:
- Nguồn dinh dưỡng: huyết thanh có nguồn gốc từ máu, cung cấp các điều kiện thiết yếu như: yếu tố tăng trưởng, yếu tố bám dính, hormone, lipid và khoáng chất. Nhờ đó giúp các tế bào tồn tại và phát triển trong môi trường nuôi cấy cơ bản.
- Điều chỉnh tính thấm của màng tế bào: huyết thanh cũng điều chỉnh tính thấm của màng tế bào, cho phép các phân tử khác nhau đi qua tế bào.
- Vận chuyển các chất cần thiết: huyết thanh đóng vai trò mang lipid, enzyme, vi chất dinh dưỡng và các nguyên tố vi lượng vào tế bào.
2.2 Nghiên cứu
- Khám phá dấu ấn sinh học của bệnh: huyết thanh chứa nhiều loại protein, khi phân tích hệ protein của huyết thanh của người bệnh, các nhà nghiên cứu có thể xác định dấu ấn sinh học của các tình trạng sinh lý hoặc các bệnh khác nhau.
- Phát hiện bệnh sớm: những dấu ấn sinh học từ huyết thanh hỗ trợ chẩn đoán sớm, tăng tỷ lệ chữa khỏi bệnh nhờ can thiệp kịp thời. Hiện vẫn còn những thách thức trong việc sử dụng huyết thanh làm phương tiện chẩn đoán. Tuy nhiên, những nghiên cứu đang tiến hành nhằm mục đích khắc phục những trở ngại và khai thác tiềm năng của huyết thanh trong chẩn đoán lâm sàng.
Tóm lại, lượng protein dồi dào trong huyết thanh trở thành công cụ hữu ích để phát hiện bệnh, dấu ấn sinh học và tìm hiểu cơ chế của bệnh. Ứng dụng của huyết thanh vượt ra ngoài lĩnh vực công nghệ sinh học, bao gồm cả sản xuất vắc xin và dược phẩm.
Một số lưu ý và rủi ro cần biết khi sử dụng huyết thanh
Trước khi sử dụng huyết thanh, người bệnh cần đặc biệt lưu ý các vấn đề sau:
- Nói với bác sĩ nếu người bệnh đã từng truyền huyết thanh trước đó để có cơ sở điều chỉnh liều lượng phù hợp. Ngoài ra, việc này còn đảm bảo người bệnh không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào khi truyền huyết thanh.
- Liều lượng truyền cần dựa vào mục đích sử dụng, tiền sử bệnh, cân nặng và các yếu tố khác. Liều lượng huyết thanh thường dao động từ 0,1-1ml/kg cân nặng. Với người bệnh nặng, bác sĩ có thể xem xét tăng liều.
- Cân nhắc kết hợp huyết thanh với các liều vắc xin để cơ thể sản xuất ra miễn dịch chủ động. Từ đó thay thế các kháng nguyên bị đào thải.
- 2 đường truyền huyết thanh chính là tiêm bắp và truyền tĩnh mạch. Tuy nhiên, truyền đường tĩnh mạch được áp dụng phổ biến hơn.
- Để kiểm tra tác dụng phụ, bác sĩ tiến hành pha loãng huyết thanh và tiêm một lượng nhỏ lên da để xem phản ứng của cơ thể.
- Do huyết thanh được truyền trực tiếp vào cơ thể nên người bệnh nên chọn truyền huyết thanh tại những địa chỉ y tế uy tín. Nhờ đó giảm nguy cơ nhiễm trùng hay các tác dụng phụ khác.
- Người bệnh cần theo dõi tình trạng cơ thể sau khi truyền huyết thanh. Khi phát hiện bất kỳ triệu chứng nào, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị.
- Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích… trước và sau khi truyền huyết thanh. Người bệnh cũng nên bổ sung khoáng chất và vitamin từ thực phẩm để nhanh hồi phục.
- Tránh sử dụng thuốc bôi ngoài da hay thuốc nam (lá cây) bằng cách bôi hoặc đắp trực tiếp lên vùng mới truyền huyết thanh khi không có chỉ định của bác sĩ.
Phân biệt điểm khác nhau của huyết thanh và huyết tương
Huyết thanh và huyết tương đều là 2 thành phần có trong máu và có vai trò quan trọng với cơ thể người. Tuy nhiên, 2 thành phần này khác nhau về màu sắc, thành phần và một số đặc điểm khác, cụ thể: (1)
Điểm khác biệt Huyết thanh Huyết tương Đặc điểm Huyết thanh không chứa tế bào hồng cầu và bạch cầu. Điểm khác biệt của huyết thanh với huyết tương là không có yếu tố đông máu Fibrinogen trong huyết thanh. Huyết tương cùng với các tế bào máu (như tiểu cầu, bạch cầu, hồng cầu) tạo nên máu. Huyết tương chiếm khoảng 55% - 65% tổng lượng máu trong cơ thể người. Màu sắc Mẫu huyết thanh bất thường sẽ có màu đục, vàng đậm hoặc màu sữa. Qua màu sắc có thể chỉ ra được tình trạng bất thường của cơ thể. Màu sắc của huyết tương thường thay đổi theo đặc điểm sinh lý của cơ thể. Huyết tương ở người khỏe mạnh thường trong suốt hoặc có màu vàng nhạt. Thành phần Thành phần chính của huyết thanh là các nguyên tố vi lượng và đa lượng như: canxi, kali, axit uric, glucose, creatinine… Trong huyết tương, chiếm 90% tổng thể tích là nước, số còn lại là chất tan (protein huyết tương, muối vô cơ, các thành phần hữu cơ…)Khoa Hồi sức tích cực & Chống độc (ICU), BVĐK Tâm Anh TP.HCM là đơn vị cấp cứu, hồi sức và chăm sóc tích cực cho người bệnh nguy kịch hoặc gặp những vấn đề nghiệm trọng như: sốc, suy hô hấp, suy gan, suy đa cơ quan, suy thận, hôn mê, ngộ độc cấp, nhiễm trùng huyết nặng hoặc người bệnh phẫu thuật có nguy cơ cao bị suy hô hấp, chảy máu sau mổ, sốc…
Khoa ICU tiếp nhận người bệnh có nguy cơ cao hoặc rối loạn một hoặc nhiều chức năng cơ quan, cần được theo dõi 24/24 hoặc điều trị hỗ trợ cơ quan.
Người bệnh chia theo khu vực bệnh, cụ thể:
- Khu ICU dành cho người bệnh sau phẫu thuật
- Khu ICU dành cho người bệnh nội khoa
- Khu ICU dành cho người bệnh mắc bệnh truyền nhiễm
Khoa Hồi sức tích cực & Chống độc sở hữu hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại, bao gồm:
- Máy thở cao cấp, có thể đo các thông số đánh giá cơ học phổi, áp lực thực quản, giúp tối ưu hoá việc cài đặt các thông số máy thở nhằm giảm tổn thương phổi ở người bệnh thở máy. Với các người bệnh không thể thở máy, hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể (ECMO) giúp duy trì trao đổi khí trong thời gian chờ phổi hồi phục.
- Máy theo dõi huyết động hỗ trợ chẩn đoán nguyên nhân, theo dõi và điều trị chính xác cho người bệnh có rối loạn huyết động, sốc.
- Các máy hỗ trợ tuần hoàn như bóng đối xung nội động mạch chủ, hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể (ECMO) giúp điều trị các trường hợp suy tim cấp hoặc suy tim cấp trên nền mạn không đáp ứng với thuốc.
- Các máy lọc máu hiện đại, thực hiện tất cả các phương thức như: chạy thận nhân tạo, thay huyết tương, lọc máu liên tục, lọc máu hấp phụ cho người bệnh suy thận mạn, viêm tụy cấp, suy thận cấp, viêm gan cấp, ngộ độc nặng, sốc nhiễm trùng và các bệnh liên quan đến miễn dịch như: hội chứng Guillan - Barre, hội chứng HELLP, bệnh lupus ban đỏ hệ thống, các bệnh thần kinh…
- Máy hạ thân nhiệt bảo vệ não, giảm di chứng thần kinh sau ngừng hô hấp tuần hoàn, tai biến mạch máu não nặng, chấn thương sọ não.
Huyết thanh có vai trò quan trọng với cơ thể người cũng như trong y học và khoa học. Hy vọng bài viết trên đã giúp quý độc giả hiểu thêm về khái niệm, thành phần, đặc điểm nhận dạng và vai trò của một trong những thành phần quan trọng của máu.