Mâm cơm cúng giỗ tổ tiên được coi là một trong những phong tục truyền thống lâu đời của người Việt. Mỗi năm vào ngày mất của người đã khuất, con cháu trong gia đình sẽ chuẩn bị mâm cơm, lễ vật thật chỉn chu, tươm tất. Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ đến người đã khuất, còn là ngày để con cháu trong nhà quây quần. Do vậy gia chủ cần chuẩn bị thật chu đáo, tươm tất. Vậy cần những gì cho mâm cơm cúng giỗ? Hãy cùng Sứ Long Phương tham khảo cách làm mâm cúng giỗ đơn giản và đầy đủ dưới đây!
1. Ý nghĩa sâu xa của mâm cỗ cúng giỗ của người Việt
Phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt đã thành nét văn hóa được truyền từ đời này sang đời khác. Và việc cúng giỗ tổ tiên, người đã khuất trong gia đình, họ hàng là một trong những phong tục đó. Ngày giỗ là ngày để con cháu thể hiện tấm lòng thương xót, tưởng nhớ tới người thân đã khuất. Trong ngày này con cháu thường sẽ về quây quần, sum vầy bên nhau. Do vậy mới đem lại ý nghĩa tốt đẹp của ngày giỗ. Dù gia đình có điều kiện hay không, gia chủ đều sẽ chuẩn bị mâm cỗ dù nhỏ hay lớn. Và các bước chuẩn bị cho mâm cỗ giỗ về cơ bản đều sẽ giống nhau.
Tổng hợp văn khấn giao thừa Giáp Thìn 2024 đúng chuẩn trong nhà, ngoài sân
2. Tổng hợp cách bày mâm cỗ ngon đơn giản và đầy đủ nhất
Tùy theo tập quán mỗi nơi sẽ có cách bày trí mâm cúng khác nhau. Bạn có thể tham khảo theo từng vùng dưới đây
2.1 Gợi ý mâm cỗ ngon miền Bắc
Đối với miền Bắc phong tục sẽ yêu cầu chi tiết, tỉ mỉ như sau: Mâm cơm cúng giỗ đặt trên bàn thờ sẽ chia làm 3 vị trí, thường một món ăn nhưng chia làm 2 đĩa đặt 2 bên. Bát cơm trắng, quả trứng luộc đã bóc vỏ, chén muối cùng một vị trí. Ở giữa mâm thờ thường đặt một đĩa xôi, một đĩa gà và chén rượu trắng. Các món ăn khác xếp đều xung quanh.
Với quan niệm tứ trụ, 4 mùa, 4 hướng, mâm cỗ miền Bắc thường được bày trí các món tương ứng với 4 bát 4 đĩa. Nếu gia đình lớn hơn sẽ là 6 bát, đĩa hoặc 8 bát, đĩa. Thức ăn đong đầy thể hiện sự no đủ và tôn kính với người thân đã khuất hay các bậc bề trên.
- Các món luộc: Thịt lợn luộc hoặc thịt gà luộc, trứng gà luộc, …
- Các món canh: canh măng, canh bí,…
- Các món xôi: xôi gấc, xôi lạc, xôi đỗ
- Các món xào: miến xào măng khô, mộc nhĩ, giá đỗ xào lòng gà, …
- Các món rau củ: nộm, rau luộc, gỏi
- Các món tráng miệng: các loại mứt hoặc các món bánh ngọt
Tổng hợp hơn 50 mẫu cắm hoa nghệ thuật ngày tết
2.2 Gợi ý mâm cỗ miền Nam ngon
Với Nam bộ có lối sống cởi mở giản dị, khác biệt với hai miền còn lại. Nên mâm cơm cúng giỗ của người miền Nam cũng có phần đơn giản hơn, không bị áp đặt những quy tắc luật lệ. Mâm cỗ miền Nam thông thường có đủ: món hầm, món luộc, món xào và món kho. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế sẽ được chuẩn bị tươm tất và đầy đủ hơn.
- Món kho: thường là thịt heo, cá lóc kho nước dừa ( mang đậm vị miền Nam)
- Món xào: Rau cải xào, củ cải xào…
- Món luộc: Ba chỉ cắt mỏng, thịt gà,..
- Món hầm: Thịt lợn hầm măng tre, xương hầm củ quả..
2.3. Gợi ý mâm cơm cúng giỗ miền Trung
Đối với miền Trung do ảnh hưởng của nền văn hóa cung đình Huế, đặc biệt với người Huế thì việc chuẩn bị mâm cơm cúng giỗ cần được cầu kỳ và chu đáo so với người miền Bắc và miền Nam.Thường thực đơn mâm cơm tại miền Trung thường sẽ các món như sau:
- Các món canh gồm: Canh khổ qua nhồi thịt, Canh củ hầm thịt bò, Canh măng xương, Canh bún giò,..
- Các món luộc gồm: Thịt heo luộc, Thịt gà luộc…
- Các món xào gồm: Đậu cove xào, Xào thập cẩm
- Các món chiên, nướng gồm: Tôm chiên, Cá chiên, Chả giò chiên
Hướng dẫn cách cắm hoa cúng thần tài ngày tết
3. Mâm cơm cúng giỗ gồm những món gì trong 3 ngày?
Mâm cơm cúng giỗ mỗi miền lại khác nhau về thực đơn. Dưới đây là tổng hợp của 3 miền thực đơn:
3.1 Mâm cơm cúng giỗ miền Bắc
Gợi ý thực đơn 1 (10 món, dành cho gia đình 4-6 người)
- Gà luộc
- Xôi gấc
- Cơm trắng
- Trứng luộc
- Giò
- Canh chân giò hầm măng khô
- Nem rán
- Tôm chiên
- Miến nấu xương heo, mộc nhĩ
- Lòng gà xào giá đỗ
Thực đơn 2 (12 món, dành cho gia đình 6- 8 người)
- Nộm thập cẩm
- Thịt heo luộc
- Xôi gấc
- Bánh chưng
- Giá đỗ xào lòng gà
- Thịt heo quay
- Giò đinh
- Tôm rang lá chanh
- Cơm trắng
- Trứng luộc
- Canh bí đỏ nấu xương
- Đỗ xào thịt
Thực đơn 3 (11 món, dành cho gia đình 4 - 6 người)
- Gà luộc
- Canh măng hầm xương heo
- Giò
- Dưa chuột non luộc
- Cá tẩm bột chiên
- Xôi lạc hoặc xôi ruốc
- Thịt lợn quay
- Canh khoai tây cà rốt nấu xương
- Thịt trâu xào cần tây
- Cơm trắng
- Trứng luộc
- Tôm tẩm bột chiên
3.2 Mâm cơm cúng giỗ miền Nam
Mâm cơm miền Nam thường sẽ có các món đặc trưng như Thịt kho hột vịt hay cá lóc kho
Thực đơn tham khảo:
- Thịt kho hột vịt hoặc cá lóc kho nước dừa
- Thịt ba chỉ luộc
- Canh măng hầm thịt heo
- Rau xào thập cẩm
- Tôm chiên
- Chả giò
- Các món xào mặn, xào chua
3.3 Mâm cơm cúng giỗ miền Trung
Thực đơn miền Trung khá đa dạng, trang trí cầu kỳ, bắt mắt đặc biệt là ở Huế
Thực đơn gợi ý 1
- Thịt vịt luộc
- Gà nướng
- Nộm gà rau răm, tiêu muối
- Thịt heo luộc xắt mỏng
- Rau sống
- Thịt heo quay
- Canh thịt nhồi khổ qua
- Nem chả
- Cá thu kho nước
- Tôm rang sả
- Đậu co ve xào
- Gỏi cà rốt
- Gà nấu lá é
Thực đơn gợi ý 2
- Bánh mì
- Thịt bò nướng
- Gà luộc
- Tôm rim
- Canh củ hầm thịt
- Gà xào sả ớt
- Thịt heo kho đậu phụ
- Chả nam
- Bê nhúng giấm
- Thịt heo tẩm ướp nướng
- Nộm thịt bò, rau xà lách
- Khoai tây chiên
- Đậu trắng
- Su su xào
- Canh măng khô hầm
4. Những chú ý khi chuẩn bị mâm cơm cúng giỗ
4.1 Đối với mâm cỗ cúng giỗ
Trong nghi lễ cúng giỗ, có những quy tắc cơ bản mà chúng ta cần tuân theo để thể hiện sự tôn trọng và lòng thành kính đối với tổ tiên và các vị thần linh. Dưới đây là một số quy tắc quan trọng:
- Không nếm thử món ăn trước khi cúng
- Tránh các món ăn sống hoặc có mùi tanh
- Cơm, gạo, muối là không thể thiếu
- Bộ bát đĩa riêng cho việc cúng bái: Để tạo sự trang nghiêm và tôn trọng trong lễ cúng, nên có một bộ bát đĩa riêng dành cho việc cúng bái. Bát đĩa này không nên dùng cho mục đích khác ngoài lễ cúng.
- Không được sử dụng đồ đóng hộp để làm đồ thờ cúng.
4.2 Đối với mâm cỗ đãi khách
Khi chuẩn bị mâm cỗ để đãi khách, chúng ta cần tuân theo một số nguyên tắc và lưu ý quan trọng để tạo ra một bữa ăn thú vị và đáp ứng được sự đón tiếp và tôn trọng đối với khách mời. Dưới đây là những quy tắc cơ bản:
- Bày trí món ăn gọn gàng và sạch sẽ
- Đầy đủ món và dụng cụ ăn: Mâm cỗ đãi khách nên có đủ các món ăn cần thiết và đồ dùng ăn như bát đĩa, đũa, thìa, nắp bát, và giấy ăn.
- Chất lượng và vị trí đặt món ăn: Đảm bảo rằng món ăn được chế biến với chất lượng tốt và vừa miệng. Sắp xếp các món ăn sao cho có sự đa dạng và cân đối giữa các loại thực phẩm, từ món chính đến món tráng miệng.
Gợi ý các mâm cơm đãi khách thường gặp trong gia đình
5. Hướng dẫn cách bày mâm cơm cúng giỗ
Các vùng miền Bắc, Trung, và Nam của đất nước, mặc dù có sự đa dạng về văn hóa và tập tục, nhưng khi đến lễ cúng mâm cơm, tất cả đều chung lòng thành kính và quý trọng những giá trị truyền thống. Để tạo nên một bữa cơm cúng giỗ trang trọng và tôn vinh tổ tiên, dưới đây là một số lưu ý cơ bản:
- Lựa chọn bát đĩa đồng điệu: Để bàn thờ trở nên hài hòa và thẩm mỹ, bạn nên sử dụng các bát, đĩa, tô, và đồ đạc cùng bộ, cùng màu, và có các họa tiết hoa văn tương đồng.
- Sắp xếp chén muối, chén gạo và nhang cúng: Đặt chén muối và chén gạo cùng với nơi để cắm nhang trước bàn cúng giỗ. Điều này thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với những nguyên liệu cơ bản của cuộc sống.
- Bày các món chính ở trung tâm: Các món ăn quan trọng như món canh, món hầm, và các món thịt nên được bày ở giữa bàn cúng giỗ. Còn các món khác nên được sắp xếp xung quanh.
- Phong cách bày cơm miền Bắc, Trung và Nam: Tùy theo khu vực, có những phong cách khác nhau trong cách bày mâm cúng giỗ. Ở miền Bắc, thường bới cơm ra bát nhỏ và sử dụng 5 chén cơm và 5 đôi đũa đặt vào bàn cúng. Trong quá trình bới cơm, chỉ xới cơm vào chén một lần duy nhất. Trong khi đó, ở miền Trung và Nam, thường để cơm trong tô hoặc đĩa, bày 6 chén cơm và 6 đôi đũa sắp xếp gọn gàng để cúng.
- Đặt vàng mã (nếu có): Nếu bạn có vàng mã, hãy đặt nó lên mâm nhỏ và đặt cạnh bàn cúng giỗ để tôn vinh gia đình và tổ tiên.
6. Bài văn khấn trong ngày cúng giỗ
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ………………………………………………….
Tín chủ (chúng) con là……………………………………Tuổi………………………
Ngụ tại………………………………………………………………………………….
Hôm nay là ngày ………tháng ………năm…………………………( m lịch).
Là chính ngày Cát Kỵ của……………………………………………………………
Thiết nghĩ…………………. vắng xa trần thế, không thấy âm dung.
Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ.
Ngày Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu thành tâm sắm lễ, quả cau, lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án thành khẩn kính mời…………………………………………………………
Mất ngày ……..tháng…….năm…………………………( âm lịch).
Mộ phần táng tại…………………………………………………………………
Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia cảnh hưng long thịnh vượng.
Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội và toàn thể các Hương hồn gia tiên đồng lai hâm hưởng.
Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng.
Tín chủ lại mời các vị vong linh Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
7. Gợi ý bộ bát đĩa phù hợp cho mâm cỗ cúng giỗ
Như các lưu ý trên, không nên sử dụng bát đũa chưa được rửa sạch hay sử dụng thường ngày cho hoạt động cúng kiếng. Do vậy Sứ Long Phương gợi ý cho các gia đình các bộ bát đĩa phù hợp, dành riêng cho mâm cơm cúng giỗ.
7.1 Bộ bát đĩa lá xoắn cúng giỗ
Bộ Đĩa lá Xoắngồm đĩa lá xoắn, tô canh, bát cơm, muôi, thìa được xếp lại bông hoa tạo nên sự kết nối, không gian hòa hợp ấm cúng trên mâm cơm gia đình Việt. Bộ bát đĩa với chất sứ đanh bền trắng bóng, sáng mịn. Những chiếc đĩa lá xoắn được thiết kế các đường vân tỉ mỉ chính xác, giúp tăng thêm tính thẩm mĩ cho bàn ăn.Được nung 2 lần ở nhiệt độ 1380 loại bỏ tất cả các tạp chất gây hại.
7.2 Bộ bát đĩa An Nhiên 13 món cúng giỗ
Bộ bát đĩa quà tặng An Nhiên bằng sứ trắng cao cấp Long Phương là bộ sản phẩm lấy cảm hứng từ lá tượng trưng cho thiên nhiên, hòa vào đất trời. Với 4 đĩa lá sâu, 4 Đĩa lá sâu 24cm, 1 Âu số 4 (Có nắp), 6 Bát cơm 4.4″, 1 Muối tiêu 2 (8cm) và 1 Bát mắm rất phù hợp với một mâm cơm cúng đặt trên bàn thờ. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ cao, nguyên vật liệu được nhập từ nước ngoài mang lại độ bên cao và an toàn tuyệt đối cho người sử dụng
7.3 Bộ bát đĩa Hoa Tràm cúng giỗ
Bộ bát đĩa hoa Tràm lấy cảm hứng từ màu xanh tràm cổ điển. Đây cũng là màu rất được yêu thích trong các hoa văn cổ điển. Do vậy với các hoạt động cúng giỗ sử dụng những bộ bát đĩa truyền thống như vậy rất phù hợp.
7.4 Bộ đồ ăn Lục Phiến cúng giỗ
Bộ đồ ăn Lục Phiến tại cửa hàng sứ cao cấp Long Phương được lấy ý tưởng từ hình quạt là phương tiện thể hiện tính duyên dáng, dịu dàng của phái nữ. Đồng thời, là biểu tượng của trí tuệ và quyền lực. Chiếc quạt xòe mang ngụ ý hướng đến sự toàn vẹn, tròn đầy. Quạt trong Hán Việt gọi là Phiến, cùng âm với Thiện, mang ngụ ý tốt đẹp, giỏi giang. Bộ đồ ăn Lục Phiến gồm 22 thứ: 06 đĩa quạt 11″, 06 bát cơm 4.4″, 06 thìa lỗ, 01 tô khum, 01 muôi thẳng.
Những chiếc đĩa hình quạt là ấn tượng đầu tiên mà bạn nhận thấy ở bộ đồ ăn này. Bộ sản phẩm có 6 bát cơm đủ cho một mâm cơm Tết cả nhà, mọi người cùng quây quần, sum họp. Bữa ăn được bày đặt trên bộ bát đĩa này sẽ trở nên cuốn hút mới lạ tạo được hứng khởi cho mọi người cũng ngồi vào bàn ăn uống cùng nhau.
7.5 Bộ bát đĩa hoa Cửu Long cúng giỗ
Bộ bát đĩa hoa Cửu Long với họa tiết hoa xanh cổ điển rất phù hợp với mâm cơm cúng giỗ. Màu xanh trầm làm nổi bật đồ ăn phía trong, đồng thời vẫn giữ được các đường nét hoa tại viền bát, viền đĩa. Một bộ bát đĩa truyền thống để riêng cho những ngày cúng giỗ hay thắp hương sẽ bày tỏ lòng hiếu thảo của con cháu trong nhà.
Gợi ý Tổng hợp các chén, dĩa hình hoa phù hợp trong dịp cúng giỗ
8. Mua bát đĩa cúng mâm cơm cúng giỗ ở đâu chất lượng, giá tốt?
Không chỉ chất lượng món ăn bạn còn cần quan tâm đến hình thức trình bày món ăn để có được một mâm cúng giỗ chất lượng. Vậy mua bát đĩa ở đâu chất lượng mà giá thành hợp lý? Hãy tìm đến Sứ Long Phương - thương hiệu sứ 20 năm kinh nghiệm. Với nhiệt độ nung 1380 độ C - nhiệt độ cao nhất thị trường hiện tại. Kèm quy trình kiểm tra chất lượng chất liệu đầu vào nghiêm ngặt, toàn bộ được làm từ đất sét, cao lanh được tinh luyện. Các sản phẩm của Sứ Long Phương đảm bảo về mặt thẩm mỹ lại chất lượng, an toàn với sức khỏe người tiêu dùng.
Vậy trên đây Sứ Long Phương đã tiết lộ thực đơn kèm những lưu ý để bạn có thể chuẩn bị được mâm cơm cúng giỗ đơn giản và đầy đủ. Hãy cùng thực hiện trong những ngày Tết đến xuân về sắp tới để ghi điểm trong mắt gia đình nhé.
Các bài liên quan chủ đề cúng giỗ:
- Gợi ý 40 thực đơn cho bữa cơm gia đình miền Nam
- Top 20 bộ bát đĩa thờ cúng đẹp chuẩn chất lượng cao
- Chia sẻ 30 + mâm cơm gia đình miền Bắc chuẩn vị, thơm ngon
- Hướng dẫn 5 cách đặt bát hương trên bàn thờ gia tiên đúng chuẩn 2024
- Hướng dẫn cách bày bát đũa trên bàn thờ gia tiên đúng chuẩn 2024
Thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần Tập đoàn Long Phương
Website: https://store.longphuong.vn/
Hotline: (+84) 989 595 866
Facebook: https://www.facebook.com/congtylongphuong
Email: [email protected]