Với tốc độ lây lan nhanh chóng của Covid-19, đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện để tìm ra loại vắc xin hữu hiệu trong việc phòng ngừa dịch bệnh. Một trong những loại vắc xin được đánh giá cao về khả năng phòng ngừa virus Covid-19 đó là Pfizer. Một câu hỏi được đặt ra là nên tiêm mũi 3 Pfizer cách mũi 2 bao lâu để mang lại kết quả phòng bệnh tốt nhất? Chúng ta hãy đi tìm đáp án trong bài viết sau nhé!
Khái quát về vắc xin Pfizer
Vắc xin phòng ngừa Covid-19 của Mỹ có tên là Pfizer hoặc Comiranty. Được bào chế dưới dạng hỗn dịch tiêm đậm đặc, trong mỗi liều 0.3 ml có chứa 30 mcg phân tử mRNA được nhúng trong các phân tử lipid nanoparticle. vắc xin được đóng gói dưới dạng lọ 0.45 ml, sau khi pha loãng với 1.8 ml dung dịch pha loãng sẽ tương đương với 6 liền vắc xin.
Điều kiện bảo quản của vắc xin Pfizer như sau:
- Khi bảo quản ở nhiệt độ từ -90 đến -60 độ C, hạn dùng của thuốc là 6 tháng kể từ ngày sản xuất.
- Khi bảo quản ở nhiệt độ từ -25 đến -15 độ C, thuốc có thể được bảo quản tối đa trong 2 tuần và sau đó cần chuyển sang bảo quản ở nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C.
- Khi bảo quản ở nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C, nếu lọ vắc xin chưa được pha loãng với dung môi thì có hạn dùng tối đa là 31 ngày. Còn đối với trường hợp đã pha loãng vắc xin với dung môi thì thuốc cần được sử dụng trong vòng 6 giờ kể từ lúc pha thuốc.
Lưu ý rằng, không được để đông lạnh vắc xin sau khi đã rã đông và nên để quá trình rã đông diễn ra ở nhiệt độ từ 2 - 8 độ C trong vòng 3 giờ.
Hiệu lực bảo vệ của vắc xin lên đến 95% tính từ thời điểm 14 ngày sau liều tiêm thứ 2. Sau khi tiêm thuốc, các tác dụng phụ có thể xuất hiện với mức độ từ nhẹ đến trung bình và thông thường sẽ thuyên giảm sau khoảng 2 - 3 ngày tiêm. Một số triệu chứng thường gặp sau khi tiêm chủng có thể kể đến như:
- Đau đầu, mệt mỏi, sốt, ớn lạnh, đau cơ, đau hoặc sưng tại vị trí tiêm, đau khớp rất thường gặp.
- Buồn nôn hoặc bị mẩn đỏ tại vị trí tiêm là triệu chứng phổ biến.
- Ngoài ra, một số triệu chứng không phổ biến hoặc hiếm gặp như nổi hạch, mất ngủ, ngứa tại chỗ tiêm, đau tứ chi, liệt mặt ngoại biên cấp tính, phản ứng phản vệ của cơ thể, viêm cơ tim…
Sau khi tiêm chủng cần ở lại địa điểm tiêm chủng từ 30 phút đến 2 giờ để được theo dõi, cấp cứu kịp thời khi xuất hiện biến chứng. Nếu bạn có những bệnh lý nền như tim mạch, hô hấp, đái tháo đường… thì cần thông báo cho nhân viên y tế và cần theo dõi lâu hơn để đánh giá những phản ứng sau tiêm.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, vắc xin Pfizer được chỉ định ở đối tượng từ 12 tuổi trở lên. Tuy nhiên, hiện nay loại vắc xin này chỉ được chỉ định tiêm chủng cho những người từ 18 tuổi trở lên và đạt những điều kiện sàng lọc.
Nên tiêm mũi 3 Pfizer cách mũi 2 bao lâu?
Phác đồ tiêm chủng theo khuyến cáo của Bộ Y tế, mũi tiêm cơ bản áp dụng cho đối tượng từ 12 tuổi trở lên đó là 2 mũi tiêm bắp liều 0.3 ml và cách nhau tối thiểu 21 ngày. Liều Covid-19 bổ sung được áp dụng cho người từ 18 tuổi trở lên, đặc biệt ưu tiên cho các đối tượng từ 50 tuổi trở lên, người có bệnh nền, người cần chăm sóc dài hạn tại cơ sở y tế, người suy giảm miễn dịch (người ung thư, ghép tạng, HIV, đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch…), nhân viên y tế, người trực tiếp thực hiện các xét nghiệm, chăm sóc hoặc điều trị cho bệnh nhân Covid-19…
Với diễn biến phức tạp, những đợt dịch bệnh mới bùng phát và sự xuất hiện không ngừng của những biến chủng mới nguy hiểm, tỷ lệ bệnh nhân chuyển biến nặng vẫn đang có xu hướng tăng lên mặc dù đã được tiêm 2 mũi vắc xin. Chính vì thế, chính phủ yêu cầu triển khai việc tiêm bổ sung mũi 3 ở những đối tượng có nguy cơ cao.
Theo khuyến cáo, nên tiêm một mũi Pfizer bổ sung cách mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày và chỉ nên tiêm mũi 3 Pfizer trong trường hợp đã tiêm đầy đủ 2 mũi của liều cơ bản.
Những đối tượng cần lưu ý khi tiêm chủng vắc xin Pfizer
Những đối tượng bị chống chỉ định tiêm chủng vắc xin Pfizer bao gồm người có tiền sử dị ứng nghiêm trọng với thành phần của vắc xin Pfizer như polyethylene glycol hoặc có triệu chứng sốc phản vệ với liều vắc xin mRNA Covid-19 trước đó. Ngoài ra, người có tiền sử sốc phản vệ độ 2 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào cũng không được tiêm chủng vắc xin Pfizer.
Nhóm đối tượng cần được trì hoãn việc tiêm chủng vắc xin Pfizer bao gồm:
- Đang mắc các bệnh cấp tính hoặc mãn tính chưa được kiểm soát và đang có xu hướng tiến triển nghiêm trọng hơn.
- Suy giảm miễn dịch nặng (chẳng hạn như người bệnh xơ gan mất bù, ung thư giai đoạn cuối…).
- Trong vòng 14 ngày trước đó có thực hiện hoá trị, xạ trị hoặc sử dụng corticoid liều cao (prednisone với liều lớn hơn hoặc bằng 2 mg/kg/ngày trong vòng 7 ngày).
- Đã từng mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng gần đây.
- Đã tiêm vắc xin loại khác trong vòng 14 ngày trước.
Bài viết trên đã trả lời chi tiết cho thắc mắc nên tiêm mũi 3 Pfizer cách mũi 2 bao lâu để mang lại kết quả phòng bệnh tốt nhất? Việc nắm rõ những thông tin về dịch bệnh cũng như kiến thức về tiêm chủng vắc xin sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong quá trình chiến đấu với dịch Covid-19. Hãy đảm bảo tiêm phòng vắc xin đầy đủ và đúng thời gian để phát huy tốt nhất tác dụng phòng ngừa.
Xem thêm:
- Thời gian tiêm mũi 2 Pfizer mà bạn nên biết
- Biến thể Omicron ủ bệnh bao lâu?