Ở Việt Nam, các loại ớt như ớt sừng, ớt thiên, ớt cu tí, ớt hiểm,... đạt đến độ cay nhiều cho tới bùng nổ khi có độ cay từ 100.000 - 250.000 SHU (đơn vị đo Scoville Heat Units - thang đo biểu thị mức độ cay của các loại ớt). Tuy nhiên, các loại ớt này chưa là gì so với loại ớt cay nhất thế giới khi độ cay lên đến 2,2 triệu, cay đến độ “thét ra lửa”.
1. Loại ớt nào cay nhất thế giới?
Có rất nhiều loại ớt khác nhau trên thế giới và mỗi loại có một độ cay nồng hoàn toàn riêng biệt. Chính hợp chất hóa học capsaicin có trong ớt đã tạo ra cảm giác cay nóng trong miệng. Đối với những giống ớt có chứa nồng độ capsaicin cao thì chúng thường rất cay, gây tê dại trên đầu lưỡi rất mạnh. Vậy loại ớt cay nhất thế giới hiện nay ở đâu và giá là bao nhiêu?
Ớt Carolina từng được biết đến là loại ớt cay nhất thế giới, khi độ cay của nó đạt khoảng 1,6 triệu độ. Thế nhưng, mới đây khoa học vừa tạo ra một loại ớt sở hữu mức độ cay có một không hai, có thể giết người sau một lần nếm thử và phá mọi kỷ lục về tất cả các loại ớt từ trước đến nay, với tên gọi Dragon’s Breath (Hơi thở của rồng).
Ớt Dragon’s Breath đã được xác nhận kỷ lục thế giới Guinness là loại ớt cay nóng nhất thế giới vào tháng 5 năm 2017. Độ cay nóng của nó được ví như ngọn lửa thiêu đốt của những chú rồng trong truyền thuyết phương Tây.
Theo các nhà nghiên cứu, giống ớt này chạm ngưỡng 2,48 triệu đơn vị trong thang đo độ cay Scoville. Trong khi đó, sốt ớt Tabasco (Ý) đạt 8.000 SHU, ớt chỉ thiên (Việt Nam) đạt mức 100.000 - 250.000 SHU, các loại ớt cay kinh điển trên thế giới đạt khoảng 350.000 SHU. Thậm chí, bình xịt hơi cay của quân đội Mỹ cũng chỉ có 2 triệu vị Scoville.
Điều này cho thấy, ớt Dragon’s Breath đạt độ cay khủng khiếp đến nhường nào. Chỉ cần nếm thử một chút bằng đầu lưỡi, lưỡi như bốc cháy ngay lập tức và bỏng rộp suốt nhiều ngày liền - theo chia sẻ của chủ sở hữu. Người này còn cho biết thêm, không khuyến khích bất kỳ ai nếm thử loại ớt này, bởi đó có thể là món ăn cuối cùng bạn được nếm trong đời.
Các giáo sư tại Đại học Bang New Mexico giải thích, khi ăn ớt quá cay, vị giác người nếm bị tê liệt, cơ thể dồn nước về nơi có độ cay nhằm trung hòa bớt capsaicin, khiến nơi tiếp xúc với ớt bị phồng rộp.
Đồng thời, khi cơ thể cảm nhận được lượng nhiệt vượt quá mức cho phép sẽ tự động điều tiết các tế bào phía trên cùng ngăn chặn không cho lượng nhiệt này di chuyển xa hơn. Tuy nhiên với độ cay khủng khiếp như Dragon’s Breath thì cơ chế trên là không đủ. Lúc này hệ miễn dịch có nguy cơ phản ứng quá mức và con người có thể sẽ tử vong do sốc phản vệ, hoặc bị nghẽn đường thở.
Được biết, loại ớt Dragon’s Breath này sinh ra không phải để ăn. Nó chỉ dùng trong Y học, cụ thể là làm thuốc gây tê cho những người dị ứng với thuốc tê thông thường.
1.1 Giá của ớt cay nhất thế giới là bao nhiêu?
Tuy luôn được khuyến nghị là không nên nên ăn ớt Dragon's Breath với bất kỳ lý do nào. Thế nhưng, vì loại ớt này có quả độc đáo, thân và dáng bắt mắt, đẹp lạ, nên chúng thường được sử dụng với mục đích làm cảnh là chủ yếu.
Tại Việt Nam, nhiều kênh bán hàng trực tuyến loại ớt này với giá động từ 120.000 đồng - 150.000 đồng một chậu. Giống ớt cay nồng này được cho là rất dễ trồng, không kén đất và phù hợp với điều kiện thời tiết của Việt Nam.
1.2 Ớt cay nhất thế giới trồng nhiều ở đâu?
Hiện nay ớt Dragon’s Breath được trồng nhiều nhất ở thành phố St Asaph, xứ Wales nước Anh. Cha đẻ của loài ớt này là ông Mike Smith - ông chủ của một vườn ươm hợp tác với các nhà khoa học đến từ Đại học Nottingham cùng nghiên cứu, nhân giống và phát triển chúng.
Ông Smith từng cho biết, chưa ai dám thử uy lực của loại ớt này. Vì bản thân ông chỉ dám đặt nhẹ lên đầu lưỡi chưa tới 10 giây nhưng cảm giác nóng ra lan tỏa khắp cơ thể, bỏng lưỡi ngày càng nặng và kéo dài trong vài ngày liền. Ông khuyến cáo mọi người không nên nếm thử vì độ cay của nó dẫn đến tử vong do cơ thể sốc phản vệ, bỏng nặng, tắc nghẽn hô hấp.
Xem thêm: 10 món ăn kinh dị nhất thế giới có thể gây "sang chấn tâm lý" cho người muốn thưởng thức Top 60 món ăn ngon nhất thế giới thỏa mãn đam mê ẩm thực của bạn Top 11 loài cá đẹp nhất thế giới
2. Danh sách loại ớt cay nhất thế giới
Ngoài loại ớt Dragon’s Breath - có độ cay vượt qua mức chịu đựng của con người thì trên thế giới còn có một số loại ớt sở hữu độ cay không thua kém. Chúng có thể khiến bạn chào thua vì độ cay khủng khiếp của chúng.
2.1 Carolina Reaper (Mỹ)
- Xuất xứ: Rock Hill, South Carolina, US
- Độ cay: 1.569.383 - 2.200.000 SHU
- Màu sắc: đỏ
Xếp đầu trong bảng danh sách là ớt Carolina Reaper của ông Ed Currie đến từ Mỹ. Theo sách Kỷ lục thế giới Guinness, tính tới thời điểm hiện tại, giống ớt này có độ cay trung bình là 1.569.300 đơn vị, một số quả đạt độ cay lên đến 2,2 triệu đơn vị - xếp sau ớt cay nhất thế giới Dragon’s Breath. Ông Ed Curie đã tạo nên một cú huých mới trong cuộc chiến nghiên cứu các loại ớt cay nhất thế giới.
Ở Mỹ, các loại ớt cay rất được ưa chuộng trong 5 năm trở lại đây. Lượng ớt tiêu thụ ở đất nước này đã tăng lên 8% (theo thống kê của Bộ Nông nghiệp). Đặc biệt, chúng được dùng trong chế biến thực phẩm, ứng dụng vào nghiên cứu y học, chống bệnh ung thư.
2.2 Trinidad Moruga Scorpion (Trinidad và Tobago)
- Xuất xứ: Trinidad và Tobago
- Độ cay: 2.009.231 SHU
- Màu sắc: đỏ
Trinidad Moruga Scorpion là giống ớt lai, có tên gọi bắt nguồn từ chính quê hương của nó, vùng Trinidad, thuộc nước Trinidad và Tobago, nằm phía nam vùng biển Caribe. Nó được nghiên cứu và phát triển bởi Viện nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Caribbean (viết tắt là CARDI).
Điều đặc biệt của giống ớt này là có vị rất ngọt ngào, được đánh giá là loại ớt có hương vị tuyệt vời nhất thế giới. Tuy nhiên, sau đó sẽ trở nên cay nồng như xé toạc dạ dày khi mức độ cay đạt đến 2 triệu đơn vị và được ví thành con quái thú dưới hình dạng quả cầu lửa. Chúng được ứng dụng nhiều trong việc ngăn chặn hàu bám trên đáy tàu thuyền nhờ độ cay kinh khủng khi trộn lẫn với sơn tàu.
2.3 Naga Viper (Anh)
- Xuất xứ: Anh
- Độ cay: 1.349.000 SHU
- Màu sắc: đỏ
Naga Viper là giống ớt hiếm ở nước Anh và được ghi nhận là giống ớt cay nhất thế giới trong sách kỷ lục Guinness vào năm 2010. Đây là giống ớt được lai tạo từ ba loại ớt Naga Morich, Bhut Jolokia và Trinidad Scorpion và không lai tạo theo cách tự nhiên mà phải trải qua giai đoạn thụ phấn ít nhất 1 năm.
Muốn trồng được loại ớt này cần có hạt giống người đã sáng tạo ra nó. Đó là lý do vì sao Naga Viper khá quý hiếm. Nó sỏ hữu độ cay 1.349.000 SHU, khiến người ăn phải chảy nước mắt nước mũi, cháy họng và được ứng dụng để chế tạo vũ khí chống bạo động.
2.4 Pot Jonah (Trinidad)
Pot Jonah đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng các giống ớt cay nhất thế giới. Đây là giống ớt sở hữu nhiều màu sắc khác nhau, gồm các màu trắng, vàng, đỏ, nâu. Đặc biệt, với các loại quả có màu sắc tối hơn thì có mức nhiệt cao hơn.
Pot Jonah có nguồn gốc từ vùng Chaguanas của Trinidad và có tên gọi như vậy vì chỉ cần một quả ớt cũng có thể làm cho 7 nồi hầm trở nên cay nồng. Loại ớt này có độ cay từ 800.000 - 1.200.000 SHU.
2.5 Bhut Jolokia (Ấn Độ)
- Xuất xứ: Assam và Nagaland - Ấn Độ
- Độ cay: 1,041,427 SHU
- Màu sắc: đỏ, vàng cam, socola
Bhut Jolokia được gọi là ớt ma, trồng nhiều ở các bang Assam, Nagaland và Manipur, Ấn Độ. Ớt này có độ cay từ 855.000 - 1.000.000 SHU. Nhờ độ cay kinh khủng đó mà quân đội nước này đã sử dụng bột ớt làm vũ khí sinh học, vì độ cay nồng của chúng có thể bóp nghẹt kẻ thù.
2.6 Chocolate Habanero (Mỹ)
Nằm ở vị trí thứ 6 danh sách những loại ớt cay nhất thế giới là Chocolate Habanero đến từ nước Mỹ. Chúng có hình dạng cầu, có màu nâu như chocolate và dài 5cm. Chúng được gọi là Habanero đen tối vì màu sắc của chúng. Có độ cay từ 425.000 - 577.000 SHU, được sử dụng rộng rãi trong các món đặc sản của Mexico và Jamaica.
2.7 Red Savina Habanero (Mỹ)
Độ cay của ớt Red Savina Habanero nước Mỹ được xếp vào hàng bậc nhất khi cao gấp 50 lần so với ớt Jalapeno và giữ được vị trí đầu bảng là loại ớt cay nhất thế giới năm 2007 trong kỷ lục Guinness. Giống ớt này có mức độ cay từ 350.000 - 577.000 SHU
2.8 Scotch Bonnet (Caribbean)
Scotch Bonnet là giống ớt có xuất xứ từ vùng đất Caribbean nằm ở Mexico và ven biển Jalapeno. Nó có kích thước khoảng 5 cm, nhỏ tròn dài. Khi còn tươi có màu lục nhạt, lúc khô có màu cam sáng. Loại ớt này được người dân ở Guyana gọi là quả cầu lửa vì sở hữu độ cay từ 100.000 - 350.000 SHU.
3. Tương ớt cay nhất thế giới
Hiện nay, loại tương ớt cay nhất thế giới có thể kể tên là tương ớt Carolina Reaper. Thành phần chính làm ra loại tương ớt này là ớt Carolina Reaper - một trong những loại ớt cay nhất thế giới. Ban đầu, loại ớt này có tên gọi là HP22B, có nguồn gốc từ Nam Mỹ.
Trong quá trình nghiên cứu và chế biến ra loại tương ớt Carolina Reaper, các nhà sản xuất đã cho thêm một số loại gia vị nhằm làm dịu bớt độ cay nhưng tương ớt này vẫn khiến cho nhiều người phải e ngại trước khi sử dụng.
Xem thêm: Choáng ngợp với những chai rượu đắt nhất thế giới hiện nay Top 7 bức tranh đắt nhất thế giới hiện nay Top 13 loài rắn độc nhất thế giới ở trên cạn và dưới nước
4. Ớt cay đắt nhất thế giới
Ớt Aji Charapita (ớt Peru) là một loại gia vị quý, đắt nhất thế giới. Loại ớt này được trồng ở vùng núi hoang sơ đất nước Peru, chứa hàm lượng vitamin C cao gấp nhiều lần so với ớt thường. Quả tròn, có màu vàng cam khi chín, vị thơm mùi trái cây, đọng vị lại khá lâu ở lưỡi.
Mỗi cây ớt Peru cho quả 4 mùa, có thể thu hoạch 4-5kg quả/năm. Cây sẽ cho quả sau 90 ngày tuổi và có tuổi thọ lên đến 10 năm. Ở Việt Nam, ớt Aji Charapita thường được trồng nhiều ở các khu vực thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…
5. Cây ớt lớn nhất thế giới
Theo kỷ lục Vietkings, Bhagwan Narayan Bowlekar từ Sindhudurg thuộc bang Maharashtra, Ấn Độ đã trồng được cây ớt cao nhất thế giới tại vườn nhà anh. Vào ngày 30/06/2012, cây ớt này cao 6.16 mét (20.2 feet).
Anh Bhagwan đã dùng phương pháp canh tác tự nhiên bằng phân chuồng để trồng nên cây ớt này. Cây đã được 14 tháng tuổi, có khả năng miễn dịch sâu bệnh, có thể thu hoạch được 22kg trái và vẫn đang trong giai đoạn phát triển thêm.
6. Hạt giống ớt cay nhất thế giới
Có rất nhiều loại ớt cay đã được thế giới ghi nhận và xác nhập vào kỷ lục Guinness. Tuy nhiên, không phải loại ớt nào cũng có thể ăn được, điển hình như ớt Dragon’s Breath. Dưới đây là một số hạt giống ớt cay nhất thế giới được ưa chuộng tại Việt Nam:
- Ớt cay chỉ thiên Việt Nam có độ cay vào khoảng 100.000 - 200.000 SHU. Mức độ cay thực tế của ớt chỉ thiên được đánh giá là độ cay bùng nổ.
- Ớt Peru Aji Charapita có tên tiếng Anh là Pepper, tên Latinh là Capsicum, thuộc họ Cà, là giống ớt mắc nhất thế giới, có hình dáng vàng nhỏ. Quả ớt chắc giòn, có cụm hạt ở giữa, vị rất cay.
- Ớt siêu cay Habanero có độ cay khủng khiếp 100.000 - 350.000 SHU, nằm trong top 20 loại ớt cay nhất thế giới. Cây có sức đề kháng tốt, dễ chăm sóc.
- Ớt Jalapeno thuộc giống ớt nổi tiếng ở Mexico, có giá trị độ cay từ 2.500 - 10.000 SHU. Loại ớt này cùng họ với các giống cay nóng khác như ớt cayenne, thuốc lá, anh đào. Điểm thú vị của cây ớt này là phải thu hoạch trước khi trái chín hoàn toàn.
- Ớt sừng bò có trọng lượng quả 150 - 180 gam/quả, dài khoảng 20 - 25cm. Thịt quả dạy có vị hơi cay.
- Ớt ma siêu cay Bhut Jolokia có tên gọi là Ớt Ma, U-Morok, Naga đỏ, Ớt Ma Jolokia, có độ cay trên 1.000.000 SHU. Khi chín chuyển sang màu đỏ, thịt mỏng, vỏ nhăn.
7. Người đàn ông lập kỷ lục ăn ớt cay nhất thế giới
Theo tổ chức Guinness thế giới, anh Mike Jake người Canada vừa lập kỷ lục khi ăn ngon lành 3 quả ớt cay Carolina Reaper - một loại ớt cay nhất thế giới - trong vòng 9,72 giây. Đây là sự kiện được ghi lại tại thành phố London thuộc vùng Tây Nam Ontario, Canada.
Theo tổ chức này công bố, anh Jack đã thiết lập thành công kỷ lục người đàn ông ăn ớt cay nhất thế giới với mỗi quả ớt nặng ít nhất 0,18 ounces (khoảng 5,1g). Để có được kỷ lục này, anh Jack phải cung cấp giấy chứng nhận xác minh những quả ớt anh ấy ăn thật sự là ớt Carolina Reaper.
Thông qua bài viết này, chắc hẳn các bạn cũng đã cảm nhận được độ cay của những loại ớt cay nhất thế giới này mang lại. Những giống ớt này ngoài việc trở thành gia vị chế biến món ăn, nó còn có giá trị làm cây cảnh, nguyên liệu làm vũ khí sinh học, thuốc gây tê trong y học,... Nếu bạn muốn trải nghiệm thử độ cay của các loại ớt trên, bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi ăn chúng nhé!
Sưu tầm - Nguồn ảnh: Internet