Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy là một vấn đề khá phổ biến và thường gây lo lắng cho bậc cha mẹ. Nhiều phụ huynh hoang mang rằng không biết trường hợp nào mà bé đi ngoài chất nhầy là nguy hiểm. Tình trạng này có phải là một dấu hiệu của bệnh lý nào hay không? Dưới đây là một số thông tin và biện pháp xử lý mà cha mẹ có thể tham khảo khi bé đi ngoài kèm theo chất nhầy.
Đi ngoài ra chất nhầy là tình trạng như thế nào?
Tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có chất nhầy là khi phân của bé có dính lẫn chất nhầy, và cha mẹ có thể quan sát bằng mắt thường. Chất nhầy này thường có màu trắng, đục hoặc vàng.
Bình thường trong quá trình tiêu hóa, hệ tiêu hóa sẽ sản xuất một lớp dịch mỏng để bôi trơn bề mặt niêm mạc ruột. Chất nhầy giúp cho việc di chuyển các chất cặn bã tới hậu môn thuận lợi và dễ dàng bài tiết ra ngoài. Vì vậy chất này có thể sẽ xuất hiện trong phân.
Khi cơ thể của trẻ khỏe mạnh, lượng chất nhầy trong phân thường không thể nhận biết được bằng mắt thường. Tuy nhiên, khi chất nhầy sản xuất nhiều đến mức có thể nhìn thấy bằng mắt thường, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về một số vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa mà các bậc cha mẹ cần đặc biệt chú ý.
Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy là dấu hiệu của bệnh lý gì?
Trẻ sơ sinh đi ngoài có chất nhầy có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Bao gồm:
Rối loạn tiêu hóa
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khi trẻ sơ sinh đi ngoài có chất nhầy. Rối loạn tiêu hóa xuất phát từ tình trạng táo bón kéo dài hoặc tiêu chảy, dẫn đến chất nhầy xuất hiện trong phân trẻ.
Trẻ bị táo bón kéo dài
Khi trẻ bị táo bón kéo dài, phân thường cứng nên sẽ gây tổn thương niêm mạc đường ruột, dẫn đến chất nhầy và máu xuất hiện trong phân.
Trẻ bị tiêu chảy
Trẻ sơ sinh có thể bị tiêu chảy khi ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn hoặc không đảm bảo vệ sinh. Khi bé bị tiêu chảy sẽ dễ dẫn đến viêm niêm mạc đường ruột, từ đó dạ dày sẽ sản xuất nhiều chất nhầy trong phân.
Ở trẻ dưới 3 tháng tuổi bị tiêu chảy kéo dài và trở nên nghiêm trọng có thể nhanh chóng gây ra tình trạng mất nước. Tiêu chảy diễn biến nặng thậm chí có thể gây tử vong, vì thế cần xử lý kịp thời khi bé có dấu hiệu mất nước do tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày.
Viêm ruột cấp tính
Khi trẻ mắc bệnh viêm ruột cấp tính, niêm mạc ruột bị viêm,... cũng gây ra tình trạng chất nhầy lần nhiều trong phân khi đi ngoài.
Hội chứng ruột kích thích
Đây là tình trạng khi hoạt động ruột bị kích thích, dẫn đến việc chất nhầy sản xuất nhiều hơn trong phân.
Viêm loét dạ dày - đại tràng
Tuy rằng trẻ nhỏ hơn thường ít mắc viêm loét dạ dày - đại tràng, nhưng nếu hệ tiêu hóa của bé còn kém, ăn các đồ ăn không vệ sinh hoặc không phù hợp, thì bé vẫn có thể mắc bệnh này. Khi dạ dày và đại tràng bị viêm loét, chất nhầy sẽ tiết ra nhiều hơn bình thường.
Dị ứng với chế độ ăn uống của mẹ
Việc dị ứng với đồ ăn cũng được xếp vào nhóm nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ đi phân nhầy. Tuy nhiên nguyên nhân thường không quá phổ biến. Nếu như trẻ đang trong thời kỳ bú sữa mẹ, việc thay đổi chế độ ăn của người mẹ có thể là nguyên nhân gây nên triệu chứng đi phân nhầy vì bé có thể dị ứng với những thành phần đó.
Vì hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện nên trẻ có thể không dung nạp được các sản phẩm từ sữa hoặc thức ăn cay, nóng. Các triệu chứng khác của dị ứng thức ăn ở trẻ sơ sinh bú sữa mẹ bao gồm đầy hơi, quấy khóc và nôn ói.
Cách điều trị tình trạng này như thế nào?
Khi thấy bé đi ngoài có chất nhầy kéo dài, đặc biệt nếu phát hiện máu trong phân, thì cha mẹ nên đưa ngay trẻ đến bệnh viện để tham khảo ý kiến bác sĩ, đồng thời thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Tùy thuộc vào triệu chứng cụ thể, bác sĩ sẽ hướng dẫn và thực hiện các kiểm tra để xác định nguyên nhân chính xác, đồng thời đề xuất phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bé.
Ngoài việc tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, việc xây dựng chế độ ăn cho bé cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe, và điều trị tình trạng đi ngoài có chất nhầy. Bạn có thể áp dụng các phương pháp sau để cải thiện bệnh cho bé:
- Cho trẻ uống đủ nước: Đảm bảo trẻ uống đủ từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày để duy trì sự cân bằng điện giải trong cơ thể.
- Bổ sung chất xơ: Thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, các loại củ, và hoa quả có thể giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn.
- Bổ sung lợi khuẩn: Sữa chua và các thực phẩm chứa lợi khuẩn sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột của bé, từ đó cải thiện tiêu hóa.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ: Đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa định kỳ để đảm bảo sức khỏe của trẻ luôn được theo dõi tốt. Qua đó sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe và điều trị chúng kịp thời.
Mong rằng qua bài viết đã giúp các bậc phụ huynh có thêm thông tin về tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy, từ đó biết cách đối phó khi gặp tình huống này. Chất nhầy được tiết ra qua đường ruột của trẻ một cách tự nhiên giúp bao bọc đường ruột, tiêu hóa thức ăn và thải phân.
Tuy nhiên, trẻ sơ sinh đi phân có nhầy xuất hiện với số lượng lớn hoặc kéo dài thì cha mẹ cần xem lại chế độ ăn của trẻ, đồng thời quan sát các triệu chứng bất thường khác ở trẻ như tiêu phân nhầy kèm máu, sốt hay trẻ quấy khóc liên tục,... để liên hệ với bác sĩ nhằm xác định nguyên nhân và điều trị thích hợp.
Xem thêm:
- Trẻ sơ sinh rặn nhưng không đi ngoài được: Nguyên nhân và cách khắc phục
- Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị nôn đi ngoài không sốt?