Vắc xin thủy đậu đã được chứng minh giúp cơ thể sinh kháng thể hiệu quả để phòng bệnh và các biến chứng nguy hiểm của thủy đậu ở cả trẻ em và người lớn. Vậy ai nên tiêm vắc xin thủy đậu, tiêm khi nào và nên tiêm loại nào tốt, phù hợp?
BS Bùi Thanh Phong, Quản lý Y khoa vùng 3 - Hồ Chí Minh, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC: “Nhiều người lơ là phòng bệnh thủy đậu vì nghĩ mắc bệnh có thể tự khỏi. Tuy nhiên, thủy đậu có nhiều khả năng biến chứng, ảnh hưởng đến cả hệ hô hấp lẫn thần kinh. Trong đó, vắc xin phòng bệnh thủy đậu đã có từ lâu và phòng bệnh hiệu quả. Chi phí tiêm chủng cũng thấp hơn nhiều lần so với chi phí điều trị biến chứng do thủy đậu gây ra”.Tổng quan về bệnh thủy đậu (trái rạ)
Thủy đậu hay còn gọi bệnh trái rạ, là bệnh lây nhiễm cấp tính do virus Varicella Zoster (VZV) gây ra. Bệnh biểu hiện đặc trưng bởi các nốt phát ban ngứa và phồng rộp, xuất hiện ở ngực, lưng, mặt và có thể lan khắp cơ thể.
Thủy đậu lây qua đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua dịch rỉ bám lên bề mặt, vật dụng cá nhân từ các nốt phồng rộp. Người mắc thủy đậu bắt đầu lây nhiễm cho người khác từ 1-2 ngày trước cả khi phát ban. Vì vậy, bệnh rất dễ lây truyền giữa người và người.
Các thống kê cho thấy trước khi có vắc xin thủy đậu, 90% trẻ dưới 15 tuổi và 95% người lớn ở các nước ôn đới từng mắc bệnh. Còn ở các nước nhiệt đới, tỷ lệ người lớn từng mắc thủy đậu cũng được nhìn thấy cao hơn trẻ em.
Thủy đậu có thể xuất hiện quanh năm. Và như các virus lây qua đường hô hấp khác, virus thủy đậu thường phát triển mạnh vào các tháng lạnh như mùa đông - xuân.
Ai cũng có thể mắc thủy đậu nếu không được tiêm ngừa vắc xin thủy đậu từ trước. Người có bệnh nền, miễn dịch non yếu hoặc suy yếu là đối tượng có nguy cơ cao dễ mắc thủy đậu, có thể kể đến như người mắc bệnh nền tim mạch, tiểu đường, phổi tắc nghẽn mãn tính COPD; người đang sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch; người mắc HIV/AIDS; trẻ nhỏ, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai…
Sau khi tiếp xúc mầm bệnh, thời gian ủ bệnh của virus thủy đậu thường kéo dài từ 2-3 tuần. Ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, trước khi xuất hiện các nốt phồng rộp, trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng như sốt cao trên 38 độ C, không chịu bú, ngủ li bì, mệt mỏi, thường xuyên quấy khóc và có thể xuất hiện ho. Các triệu chứng thủy đậu ở người lớn cũng giống trẻ nhỏ như mệt mỏi, đau cơ, sốt, ho, sổ mũi và có thể nặng hơn.
Các mụn nước thường bắt đầu xuất hiện ở vùng đầu, các chi và lan nhanh ra toàn thân chỉ trong 12-24 giờ. Các nốt phồng rộp có thể gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Nếu gãi, ngón tay có thể gây vỡ các mụn nước tạo thành các vết trầy xước, vết loét dẫn đến nhiễm trùng. Nếu được chăm sóc tốt, các mụn nước sẽ rỉ dịch, tạo thành vảy và bắt đầu lành lại.
Cơ thể không có miễn dịch tự nhiên với thủy đậu. Vì vậy khi mắc bệnh mà không được tiêm phòng vắc xin thủy đậu từ trước, cả trẻ em và người lớn đều có thể gặp các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Do hệ miễn dịch non yếu, trẻ sơ sinh nếu mắc thủy đậu có thể dẫn đến hàng loạt biến chứng nguy hiểm mất nước, suy giảm tiểu cầu, co giật, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng thứ phát tại các nốt mụn, hội chứng Reye gây buồn nôn dễ phát triển thành phù nề não, tổn thương gan và ngừng thở…
Trẻ em thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn người lớn. Tuy nhiên, người lớn chưa có miễn dịch, khi mắc bệnh thủy đậu thường có nguy cơ gặp các biến chứng cao hơn trẻ nhỏ.
Người trưởng thành có bệnh nền, suy giảm miễn dịch khi mắc thủy đậu có thể dẫn đến các biến chứng như nhiễm trùng da, viêm phổi, viêm não, viêm thận, suy thận, viêm khớp.
Đặc biệt, phụ nữ mang thai mắc thủy đậu có thể đe dọa đến cả tính mạng của cả mẹ và bé. Khoảng 2% thai phụ mắc thủy đậu trong tuần thứ 13-19 của thai kỳ có thể dẫn đến thủy đậu bẩm sinh cho trẻ khi sinh ra. Trẻ sinh ra có khả năng cao mắc mang dị tật suốt đời. Và khoảng 33% trẻ mắc thủy đậu bẩm sinh tử vong trong 2 năm đầu đời.
Nếu mẹ bầu mắc thủy đậu vào 5 ngày trước hoặc 2 ngày sau sinh, 17-30% trẻ sinh ra có thể mắc thủy đậu sơ sinh. 20% số trẻ mắc thủy đậu sơ sinh sẽ tử vong với nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm gan, viêm não…
Sau khi lây nhiễm vào cơ thể, virus thủy đậu vẫn tiếp tục đi theo các dây thần kinh đến trú ngụ ở tủy sống. Virus có thể trú ngụ hàng chục năm, khi miễn dịch suy yếu, người từng mắc thủy đậu có thể tái phát bệnh, được gọi là Zona thần kinh.
Zona thần kinh thường biểu hiện với các mụn nước, gây mất thẩm mỹ và cảm giác đau đớn, có thể ảnh hưởng đến chức năng vận động. Các thống kê cho thấy 15% người già từng mắc thủy đậu khi còn trẻ sẽ phát triển thành Zona thần kinh. Bệnh vẫn có tỷ lệ thấp phát bệnh ở trẻ em từng mắc thủy đậu.
Vắc xin thủy đậu là gì? Lợi ích phòng bệnh như thế nào?
Vắc xin thủy đậu là một trong những cách phòng ngừa hiệu quả cho cả trẻ em và người lớn khỏi mắc và gặp các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng do thủy đậu gây ra. Vắc xin thủy đậu đã được chứng minh khả năng bảo vệ lên đến 98% khỏi virus gây bệnh. [1]
1. Cơ chế phòng bệnh của vắc xin thủy đậu
Vắc xin thủy đậu là vắc xin sống, giảm độc lực, chứa một lượng nhỏ virus Varicella Zoster đã được làm suy yếu và không có khả năng gây bệnh. Khi được đưa vào cơ thể, vắc xin thủy đậu sẽ kích thích hệ miễn dịch sinh ra kháng thể với virus. Đây là cách giúp hệ miễn dịch đánh trận giả và “học” được cách nhận diện tác nhân gây bệnh.
Từ đó, cơ thể sẽ nhanh chóng nhận diện và tiêu diệt virus thủy đậu khi mầm bệnh này xâm nhập vào cơ thể. Nhờ cơ chế này mà cơ thể người đã được tiêm vắc xin sẽ được bảo vệ khỏi bệnh và các biến chứng nguy hiểm do thủy đậu gây ra.
2. Ai nên tiêm phòng thủy đậu?
Trẻ em và người lớn chưa từng nhiễm thủy đậu đều được khuyến cáo tiêm ngừa vắc xin thủy đậu. Vắc xin không chỉ bảo vệ người được tiêm khỏi nguy cơ gặp biến chứng do thủy đậu mà còn là cách tránh nhiễm bệnh và lây nhiễm cho người khác, đặc biệt là người có hệ miễn dịch suy yếu.
Một số nhóm có nguy cơ cao nhiễm bệnh, cần tiêm phòng vắc xin thủy đậu ngay khi có thể:
- Nhân viên y tế, bao gồm cả y bác sĩ, người dọn dẹp, nhân viên phục vụ nhà ăn, nhân viên lễ tân bệnh viện, người chưa có miễn dịch với thủy đậu và thường xuyên phải tiếp xúc với bệnh nhân.
- Nhân viên phòng thí nghiệm, không có miễn dịch với thủy đậu và thường xuyên làm việc với các mầm bệnh.
- Người sống chung nhà với người mắc thủy đậu. Do bệnh lây qua đường hô hấp lẫn qua tiếp xúc gián tiếp với dịch từ các nốt phồng rộp nên khả năng lây nhiễm là rất cao. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, từ 70 - 90% người sống chung nhà với người mắc thủy đậu nếu không có miễn dịch có thể bị lây nhiễm bệnh.
- Phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch suy yếu tự nhiên để nuôi dưỡng và bảo vệ bào thai là đối tượng dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Thai phụ không được chỉ định tiêm ngừa vắc xin thủy đậu vì vậy phụ nữ chuẩn bị mang thai và chồng - người chăm sóc chính cần tiêm ngừa để bảo vệ mẹ và bé trong quá trình thai sản.
- Trẻ nhỏ là đối tượng cần được tiêm phòng vắc xin thủy đậu vì hệ miễn dịch non yếu, chưa hoàn thiện. Vắc xin sẽ là lá chắn hữu hiệu bảo vệ bé hiệu quả trước mầm bệnh khi tiếp xúc môi trường bên ngoài, giúp bé phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.
⇒ Hãy xem thêm: Lịch tiêm vắc xin thủy đậu cho người lớn.
3. Ai không nên tiêm ngừa thủy đậu?
Người không nên tiêm vắc xin thủy đậu bao gồm:
- Người dị ứng với gelatin hoặc bất cứ thành phần nào khác của vắc xin.
- Người từng dị ứng nặng hoặc có các phản ứng sốc nặng với mũi tiêm đầu tiên, không nên tiếp tục tiêm vắc xin thủy đậu.
- Phụ nữ có thai không được chỉ định tiêm vắc xin thủy đậu vì đây là vắc xin sống giảm độc lực. Các ảnh hưởng của vắc xin đến thai nhi chưa được nghiên cứu rõ.
- Người suy giảm miễn dịch tự nhiên hoặc do đang mắc các bệnh như HIV/AIDS.
- Bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu tủy cấp, bệnh bạch cầu tế bào lympho T hoặc U lympho hoặc các khối u ác tính ảnh hưởng đến tủy xương hoặc hệ bạch huyết.
- Bệnh nhân đang điều trị hóa, xạ trị.
- Người gần đây được truyền máu hoặc các sản phẩm máu khác. Vì các sản phẩm máu truyền vào cơ thể có thể có nồng độ kháng thể thấp, làm giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể với vắc xin. [2]
- Riêng vắc xin Varicella (Hàn Quốc) chống chỉ định với người suy dinh dưỡng.
Các loại vắc xin thủy đậu đã được cấp phép tiêm tại Việt Nam
1. Vắc xin VARIVAX của Mỹ
Vắc xin Varivax là vắc xin sống giảm độc lực, dạng đông khô, chứa các virus thủy đậu Varicella Zoster đã được làm suy yếu.
Vắc xin Varivax được nghiên cứu phát triển bởi Tập đoàn Merck Sharp and Dohme (MSD - Mỹ), được chỉ định tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi đến người lớn chưa từng mắc bệnh. Phác đồ tiêm gồm 2 mũi, tiêm dưới da với liều đơn 0,5ml.
Vắc xin Varivax được Trung tâm tiêm chủng VNVC nhập khẩu chính hãng và bán lẻ với giá 996.000 đồng*.
Lịch tiêm vắc xin VARIVAX (Mỹ)Trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi, lịch tiêm 2 mũi:
- Mũi 1: mũi đầu tiên.
- Mũi 2: 3 tháng sau mũi 1 (ưu tiên) hoặc hẹn mũi 2 lúc 4-6 tuổi.
Trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn, lịch tiêm 2 mũi:
- Mũi 1: mũi đầu tiên.
- Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 01 tháng.
2. Vắc xin VARILRIX của Bỉ
Vắc xin Varilrix (Bỉ) là vắc xin sống giảm độc lực, chứa các virus thủy đậu Varicella Zoster đã được làm suy yếu.
Vắc xin Varilrix được nghiên cứu phát triển bởi Tập đoàn dược phẩm và chế phẩm sinh học Glaxosmithkline (GSK - Bỉ).
Vắc xin Varilrix được chỉ định tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi đến người lớn chưa từng mắc bệnh. Phác đồ tiêm gồm 2 mũi, tiêm dưới da ở vùng cơ delta hoặc vùng má ngoài đùi với liều 0,5ml.
Vắc xin Varilrix được Trung tâm tiêm chủng VNVC nhập khẩu chính hãng và bán lẻ với giá 945.000 đồng*.
Lịch tiêm vắc xin VARILRIX (Bỉ)Trẻ từ 09 tháng đến 12 tuổi, lịch tiêm 2 mũi:
- Mũi 1: mũi đầu tiên.
- Mũi 2: 3 tháng sau mũi 1.
Trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn, lịch tiêm 2 mũi:
- Mũi 1: mũi đầu tiên.
- Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.
3. Vắc xin VARICELLA của Hàn Quốc
Vắc xin Varicella là vắc xin sống giảm độc lực, dạng đông khô, chứa virus thủy đậu đã được làm suy yếu.
Vắc xin Varicella được nghiên cứu sản xuất bởi Công ty Green Cross - Hàn Quốc. Vắc xin được chỉ định tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi đến người lớn chưa từng mắc bệnh với phác đồ tiêm 2 mũi, tiêm dưới da, liều đơn 0,5ml.
Vắc xin Varicella được Trung tâm tiêm chủng VNVC nhập khẩu chính hãng và bán lẻ với giá 700.000 đồng*.
Lịch tiêm vắc xin VARICELLA (Hàn Quốc)Trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi, lịch tiêm 2 mũi
- Mũi 1: mũi đầu tiên.
- Mũi 2: 3 tháng sau mũi 1 (ưu tiên) hoặc hẹn mũi 2 lúc 4-6 tuổi.
Trẻ từ từ 13 tuổi trở lên và người lớn, lịch tiêm 2 mũi:
- Mũi 1: mũi đầu tiên.
- Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 01 tháng.
*Lưu ý: Giá các loại vắc xin có thể thay đổi theo thời điểm, truy cập bảng giá: https://vnvc.vn/gia-tiem-chung-vac-xin/ để tham khảo chính xác thông tin về giá các loại vắc xin.
Nên tiêm vắc xin thủy đậu loại nào?
Tất cả vắc xin thủy đậu tại Việt Nam đều đã được Bộ Y tế xét duyệt, đảm bảo an toàn để tiêm chủng cho trẻ em và người lớn.
Cả 3 loại vắc xin trên đều đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo tiêm được cho trẻ em và người lớn với khả năng bảo vệ từ 88 - 98% khi tiêm đủ 2 mũi.
Giá và độ tuổi bắt đầu tiêm của các loại vắc xin có thể khác nhau. Phụ huynh và người đi tiêm có thể cân nhắc mong muốn và điều kiện kinh tế để chủng ngừa cho trẻ em và cho mình.
Bên cạnh đó, với quy trình tiêm chủng tại VNVC, tất cả khách hàng đều được các bác sĩ giàu kinh nghiệm, lành nghề tư vấn kỹ về từng loại vắc xin thủy đậu trước khi tiêm chủng. Khách hàng có thể gọi ngay đến hotline của VNVC để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc về vắc xin và đặt lịch tiêm chủng.
Khi nào nên tiêm vắc xin thủy đậu?
Trẻ bắt đầu tiêm vắc xin thủy đậu từ 9 tháng tuổi.
Người trưởng thành, sức khỏe tốt, chưa từng nhiễm bệnh có thể tiêm vắc xin thủy đậu bất cứ lúc nào.
Phụ nữ mang thai cần tiêm phòng vắc xin trước khi mang thai ít nhất 3 tháng để đảm bảo sinh miễn dịch bảo vệ cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Miễn dịch của mẹ có thể truyền sang con thông qua nhau thai, cuống rốn và sữa mẹ. Đây đồng thời cũng là nguồn miễn dịch thụ động bảo vệ bé trong những tháng đầu đời khi chưa đến độ tuổi tiêm chủng vắc xin thủy đậu.
Ngoài ra, WHO đã đưa ra khuyến cáo “Mũi tiêm hiệu quả nhất là mũi tiêm sớm nhất”. Trẻ em, người lớn cần được tiêm chủng thủy đậu ngay khi có thể, không nên chần chừ hoặc mang tâm lý chờ đợi có dịch mới đi tiêm thì có thể đã quá muộn.
Tên vắc xin Varivax (Mỹ) Varicella (Hàn Quốc) Varilrix (Bỉ) Độ tuổi Trẻ từ 12 tháng tuổi và người lớn chưa từng mắc bệnh Trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn chưa từng mắc bệnh Lịch tiêm cơ bản • Trẻ em từ 12 tháng tuổi đến trẻ 12 tuổi: Tiêm 2 mũi cách nhau 3 tháng.• Trẻ em từ 13 tuổi và người lớn: Tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng.
• Trẻ em từ 9 tháng tuổi đến trẻ 12 tuổi: Tiêm 2 mũi cách nhau 3 tháng.• Trẻ em từ 13 tuổi trở lên và người lớn: Tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng.
Lưu ý Phụ nữ cần hoàn tất lịch tiêm trước khi có thai ít nhất 3 tháng để đảm bảo hiệu quả miễn dịch và an toàn cho em bé.⇒ Tìm hiểu thêm: Vắc xin thủy đậu tiêm mấy mũi? Ở đâu? Giá bao nhiêu?
Tiêm phòng vắc xin thủy đậu ở đâu an toàn, đúng lịch?
Là trung tâm tiêm chủng cho trẻ em và người lớn hàng đầu Việt Nam, VNVC luôn cam kết cung cấp vắc xin thủy đậu và các vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm khác với chất lượng cao nhất, an toàn, giá bình ổn.
Tất cả vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng với số lượng lớn, tránh được tình trạng thiếu, hết vắc xin kể cả trong bối cảnh nhiều nơi “khan, hiếm” vắc xin.
VNVC là một trong số ít đơn vị đầu tư hệ thống kho lạnh bảo quản vắc xin đạt chuẩn quốc tế GSP, và dây chuyền lạnh (cold chain) khép kín, duy trì nhiệt độ bảo quản ổn định từ 2-8 độ C từ kho lạnh đến phòng tiêm theo yêu cầu của nhà sản xuất.
Trẻ em và người lớn đến tiêm vắc xin nói chung và vắc xin thủy đậu nói riêng sẽ được khám sàng lóc trước tiêm với 100% miễn phí khám và nhiều tiện ích đi kèm. Mỗi khách hàng sẽ được chỉ định phác đồ tiêm phù hợp với thể trạng của từng cá nhân.
Hơn 6.000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn tại VNVC luôn thực thực giám sát, đối chiếu chất lượng vắc xin theo nguyên tắc 3 đúng “ĐÚNG loại vắc xin - ĐÚNG đường tiêm - ĐÚNG liều lượng sử dụng” theo quy định của cơ quan chuyên môn.
100% khách hàng đều được theo dõi sau tiêm tại trung tâm ít nhất 30 phút. Tổng đài hoạt động 24/7 sẵn sàng tư vấn, hướng dẫn theo dõi tại nhà. VNVC cũng tổ chức nhắc lịch tiêm miễn phí thông qua tin nhắn điện thoại, giúp khách hàng tiêm đúng lịch, đúng phác đồ tiêm.
Một số phản ứng phụ sau khi tiêm thủy đậu có thể gặp
Các tác dụng phụ thường gặp nhất của vắc xin thủy đậu bao gồm:
- Sốt.
- Đau nhức và mẩn đỏ xung quanh chỗ tiêm: phản ứng thường xảy ra ở khoảng 20% trẻ em và 25% thanh thiếu niên và người lớn sau khi tiêm ngừa.
- Phát ban nhẹ: phản ứng xảy ở khoảng 10% trẻ em và 5% người lớn sau tiêm vắc xin.
Các phản ứng thường gặp có thể tự khỏi sau 1-2 ngày. Các nốt phát ban có thể tự khỏi sau chậm nhất khoảng 1 tháng.
Một số phản ứng phụ hiếm gặp cần đến ngay các cơ sở y tế để được hỗ trợ chống sốc:
- Phản ứng phản vệ, dị ứng nặng: tỷ lệ rất nhỏ, xảy ra ở khoảng 1 trong 1 triệu người được tiêm vắc xin thủy đậu.
Hàng triệu liều vắc xin thủy đậu đã được tiêm chủng cho trẻ em và người lớn trên toàn thế giới. Không có bằng chứng nào cho thấy vắc xin thủy đậu để lại các vấn đề sức khỏe lâu dài sau khi tiêm chủng. Vì vậy, trẻ em, người lớn hoàn toàn có thể an tâm về tính an toàn của vắc xin.
⇒ Bạn nên xem chi tiết về 4 phản ứng phụ sau khi tiêm thủy đậu và cách xử lý an toàn ← tại đây.
Các lưu ý khi đi tiêm ngừa vắc xin thủy đậu
- Trẻ em, người lớn đi tiêm vắc xin thủy đậu cần được khám sàng lọc và được chỉ định tiêm chủng bởi bác sĩ tiêm chủng.
- Không tiêm vắc xin thủy đậu cho trẻ và người lớn dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin hoặc đang mắc các bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh và mắc phải.
- Nên hoãn tiêm chủng khi trẻ em và người lớn đang trong tình trạng sốt cao, viêm da có mủ, đang trong quá trình hồi sức sau bệnh nặng.
- Phụ nữ cần ngừa thai ít nhất 3 tháng sau khi tiêm vắc xin thủy đậu.
- Cẩn trọng khi tiêm vắc xin cho phụ nữ cho con bú vì chưa rõ vắc xin sống giảm độc lực có bài tiết qua sữa mẹ hay không.
- Người tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu, vắc xin vẫn có thể phát huy tác dụng bảo vệ nếu tiêm phòng trong vòng 72 giờ.
- Cần theo dõi sau tiêm ít nhất 30 phút tại cơ sở tiêm chủng và 48 tiếng tại nhà.
- Đến ngay cơ sở y tế nếu có biểu hiện sốc nặng sau tiêm như sốt cao, uống thuốc hạ sốt không thuyên giảm, co giật, tím tái…
Vắc xin thủy đậu có tác dụng trong bao lâu? Có cần tiêm nhắc lại không?
Giống hầu hết các loại vắc xin, cơ thể cần 1-2 tuần để sinh kháng thể sau khi tiêm vắc xin thủy đậu. Vì vậy, để tránh lây nhiễm thủy đậu từ người khác, trẻ em và người lớn cần tiêm trước các mùa dịch ít nhất 1 tháng hoặc tiêm sớm ngay khi có thể.
Miễn dịch từ vắc xin thủy đậu được nhìn thấy bền vững và mức giảm theo thời gian không đáng kể và không có giá trị thống kê. Nếu thuộc nhóm nguy cơ cao, suy giảm miễn dịch, cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ chuyên khoa và thực hiện các xét nghiệm kháng thể khi có nhu cầu tiêm nhắc.
⇒ Ngoài tiêm vắc xin thì còn có các cách phòng tránh thủy đậu hiệu quả ← hãy xem ngay tại đây
Giải đáp một số câu hỏi về vắc xin thủy đậu
1. Đã tiêm vắc xin thủy đậu có khả năng mắc thủy đậu nữa không?
CÓ. Vắc xin thủy đậu đã được chứng minh có khả năng bảo vệ lên đến 98%. Do vậy, vẫn có khả năng nhỏ người đã tiêm vắc xin vẫn có thể mắc thủy đậu.
Tuy nhiên, người nhiễm bệnh đã có kháng thể bảo vệ nên nếu mắc bệnh thì triệu chứng thường nhẹ và nhanh hết, không để lại các biến chứng nguy hiểm tính mạng.
2. Vắc xin thủy đậu có trong Chương trình tiêm chủng mở rộng không?
KHÔNG. Vắc xin thủy đậu không nằm trong danh sách các vắc xin thuộc chương trình Tiêm chủng mở rộng miễn phí. Trẻ em và người lớn tiêm phòng vắc xin thủy đậu cần đến trung trung tiêm chủng dịch vụ đã được cấp phép tiêm chủng loại vắc xin này.
Hiện VNVC đã có mặt tại gần 50 tỉnh thành, có đầy đủ các vắc xin ngừa thủy đậu cho trẻ em và người lớn. Các trung tâm VNVC hoạt động từ Thứ 2 đến Chủ nhật, xuyên trưa, sẵn sàng phục vụ nhu cầu tiêm chủng của khách hàng. Thông tin chi tiết về địa chỉ trung tâm gần nhất, khách hàng vui lòng liên hệ hotline 028 7102 6595 để được hỗ trợ.
3. Chỉ tiêm 1 mũi vắc xin thủy đậu có được không?
KHÔNG NÊN. Các nghiên cứu đã chỉ ra, 9 trong số 10 trẻ bắt đầu sinh kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi mắc bệnh ngay sau mũi vắc xin thủy đậu đầu tiên. Tuy nhiên, trẻ em và người lớn cần tiêm đúng và đủ phác đồ để vắc xin mang lại miễn dịch tốt nhất và bền vững với bệnh.
⇒ Bạn có thể xem giải đáp chi tiết tại bài viết: Tiêm thủy đậu 1 mũi có được không? Có bị giảm tác dụng phòng bệnh không?
Thủy đậu không chỉ dừng lại ở những triệu chứng viêm nhiễm ngoài da, trong nhiều trường hợp người bệnh không được điều trị và chăm sóc đúng cách, nguy cơ cao biến chứng nguy hiểm và thậm chí tử vong. Do đó, cần chủ động tiêm phòng vắc xin thủy đậu cho trẻ em khi trẻ đủ 9 tháng tuổi (đối với vắc xin Varilrix) hoặc từ đủ 12 tháng tuổi (đối với vắc xin Varivax và Varicella) và tiêm phòng đầy đủ 2 mũi cho người lớn càng sớm càng tốt.