Vắc xin Influvac Tetra, với công thức cải tiến, đã được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa hiệu quả bốn chủng vi-rút cúm A và B phổ biến nhất hiện nay. Được sản xuất bởi một trong những công ty dược phẩm hàng đầu thế giới, Influvac Tetra không chỉ mang lại sự an tâm cho người sử dụng mà còn đóng góp quan trọng trong việc kiểm soát và giảm thiểu sự lây lan của bệnh cúm.
Thông tin vắc xin cúm Influvac Tetra (Hà Lan)
Vắc xin Influvac Tetra được sử dụng để phòng ngừa cúm mùa do virus cúm gồm hai chủng A (H1N1, H3N2) và hai chủng B (Yamagata, Victoria), đặc biệt ở những người có nguy cơ rủi ro tăng do các biến chứng kết hợp.
Nguồn gốc
Vắc xin Influvac Tetra được nghiên cứu và sản xuất bởi Công ty Abbott, Hà Lan.
Đường tiêm
Vắc xin Influvac Tetra được chỉ định tiêm bắp.
Chống chỉ định
- Người có mẫn cảm với các thành phần hoạt tính của vắc xin, bất kỳ tá dược nào, hoặc các thành phần có thể xuất hiện với lượng rất nhỏ như trứng (ovalbumin, protein gà), formaldehyde, cetyltrimethylammonium bromide, polysorbat 80, hoặc gentamicin.
- Trẻ em hoặc bệnh nhân đang bị sốt hoặc bị nhiễm trùng cấp tính nên hoãn tiêm chủng.
Thận trọng khi sử dụng
- Như với tất cả các loại vắc xin tiêm, luôn phải chuẩn bị điều trị nội khoa và giám sát trong trường hợp xảy ra phản ứng quá mẫn sau tiêm.
- Không tiêm vào tĩnh mạch.
- Người bị giảm tiểu cầu hay bị rối loạn đông máu cần thận trọng vì có thể bị chảy máu sau khi tiêm bắp.
- Đáp ứng kháng thể có thể giảm ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch nội sinh hoặc do điều trị.
- Ngất có thể xảy ra sau tiêm vắc xin, cần thận trọng.
Khả năng sinh sản, phụ nữ có thai và cho con bú
- Phụ nữ có thai: Các vắc xin cúm bất hoạt có thể được dùng trong tất cả các giai đoạn của thai kỳ. Dữ liệu về độ an toàn đối với thai kỳ thứ 2 và thứ 3 sẵn có hơn so với thai kỳ đầu tiên, tuy nhiên dữ liệu từ việc sử dụng rộng rãi vắc xin cúm không cho thấy bất kỳ bất lợi nào trên phôi và người mẹ mang thai.
- Phụ nữ cho con bú: Influvac Tetra có thể dùng được trong thời kỳ cho con bú.
- Khả năng sinh sản: Không có dữ liệu.
Xem thêm: Tiêm vacxin cho bà bầu vào tháng thứ mấy?
Tương tác thuốc
Không có tương tác thuốc nào được ghi nhận. Nếu Influvac Tetra được tiêm cùng một lúc với các vắc xin khác, việc tiêm chủng phải được thực hiện trên các chi riêng biệt. Cần lưu ý rằng phản ứng bất lợi có thể tăng lên.
Tương kỵ
Trong khi không có các nghiên cứu về tính tương thích, sản phẩm này không được trộn lẫn với bất kỳ dược phẩm nào khác.
Tác dụng không mong muốn
Dưới đây là các tác dụng không mong muốn của vắc xin, với tần số xuất hiện như sau: Rất phổ biến (≥ 1/10), phổ biến (≥ 1/100, < 1/10), không phổ biến (≥ 1/1000, < 1/100) và không biết (các tác dụng không mong muốn sau bán hàng không dự đoán được từ những dữ liệu sẵn có).
Người lớn và người lớn tuổi
- Rất phổ biến: Đau đầu, mệt, phản ứng tại chỗ: đau.
- Phổ biến: Đổ mồ hôi; đau cơ, đau khớp; khó chịu, rùng mình; phản ứng tại chỗ: đỏ, sưng, chàm.
- Không phổ biến: Sốt.
- Không biết: Giảm tiểu cầu tạm thời, hạch bạch huyết thoáng qua; các phản ứng dị ứng, hiếm có các trường hợp dẫn tới sốc, chứng phù mạch; chứng đau dây thần kinh, cảm giác khác thường, sốt co giật, các rối loạn thần kinh như viêm não tủy, viêm dây thần kinh, hội chứng Guillain Barré rất hiếm xảy ra, các vi mạch của thận bị co lại tạm thời; các phản ứng da phổ biến bao gồm ngứa, mày đay hoặc phát ban không đặc hiệu.
Trẻ em (6 tháng - 17 tuổi)
- Rất phổ biến: Đau đầu, buồn ngủ; đổ mồ hôi; mất ngon miệng; buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa; khó chịu/quấy khóc; đau cơ; mệt mỏi, sốt, suy nhược, phản ứng tại chỗ: đau, đỏ, sưng, cứng tại chỗ tiêm.
- Phổ biến: Đau khớp; rùng mình, phản ứng tại chỗ: chàm.
- Không biết: Giảm tiểu cầu tạm thời, hạch bạch huyết thoáng qua; các phản ứng dị ứng, hiếm có các trường hợp dẫn tới sốc, chứng phù mạch; chứng đau dây thần kinh, cảm giác khác thường, sốt co giật, các rối loạn thần kinh như viêm não tủy, viêm dây thần kinh, hội chứng Guillain Barré; rất hiếm xảy ra, các vi mạch của thận bị co lại tạm thời; các phản ứng da phổ biến bao gồm ngửa, mày đay hoặc phát ban không đặc hiệu.
Xem thêm: Tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin cúm nên biết
Bảo quản
- Vắc xin Influvac Tetra cần được bảo quản trong khoảng nhiệt độ từ 2°C đến 8°C (trong tủ lạnh).
- Không được đông băng.
- Bảo quản trong bao bì gốc, tránh ánh sáng.
Đối tượng tiêm vắc xin Influvac Tetra (Hà Lan)
Vắc xin Influvac Tetra được chỉ định cho người lớn và trẻ em trên 6 tháng tuổi.
Phác đồ, lịch tiêm vắc xin cúm Influvac Tetra
Lịch tiêm trẻ < 09 tuổi chưa từng tiêm cúm:
- Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: 01 tháng sau mũi 1.
- Mũi nhắc: 01 mũi nhắc hàng năm.
Lịch tiêm người lớn và trẻ ≥ 09 tuổi:
- Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
- Mũi nhắc: 01 mũi nhắc hàng năm.
Phản ứng sau tiêm chủng vắc xin Influvac Tetra
Vắc xin Influvac Tetra được xem là một vắc xin an toàn. Sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh cúm, người tiêm có thể gặp phản ứng nhẹ, không kéo dài và không cần điều trị đặc biệt. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể phản ứng với vắc xin. Cụ thể:
- Tại chỗ tiêm: Có thể xuất hiện cảm giác đau, đỏ, và sưng.
- Toàn thân: Có thể gặp sốt nhẹ, cảm giác mệt mỏi, và đau đầu.
Những phản ứng này thường tự giảm và không gây ra vấn đề lớn cho sức khỏe.
Tình trạng vắc xin Influvac Tetra
Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là một trong những cơ sở cung cấp dịch vụ tiêm chủng hàng đầu với đội ngũ y bác sĩ và y tá giàu kinh nghiệm. Cùng với cơ sở vật chất hiện đại, chúng tôi cam kết mang lại dịch vụ tiêm chủng an toàn, hiệu quả và tiện lợi cho cộng đồng.
Hiện nay, trung tâm cung cấp đầy đủ các loại vắc xin quan trọng để phòng ngừa bệnh tật hiệu quả, trong đó có vắc xin Influvac Tetra. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu không ngừng nỗ lực để mang đến cho người dân những dịch vụ y tế chất lượng và an toàn nhất.
Một số câu hỏi thường gặp về vắc xin cúm Influvac Tetra
Vắc xin cúm được sản xuất hàng năm bao gồm mấy mùa?
Vắc xin cúm được sản xuất hàng năm, bao gồm hai mùa: Mùa cúm Nam bán cầu và mùa cúm Bắc bán cầu. Do chủng virus cúm được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cập nhật thường xuyên nên loại vắc xin này cũng thay đổi theo để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.
Tại sao hạn sử dụng của vắc xin cúm lại ngắn?
Hạn sử dụng của vắc xin cúm thông thường chỉ có 1 năm do các virus luôn luôn biến đổi. Các nhà sản xuất cập nhật chủng cúm hàng năm để sản xuất vắc xin phù hợp nhất với mùa cúm năm đó. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn yên tâm khi tiêm vắc xin cúm ngay cả khi nó đang ở ngày cuối cùng của hạn sử dụng, vì nhà sản xuất đã nghiên cứu để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh trong suốt thời hạn sử dụng.
Nên tiêm nhắc vắc xin cúm vào thời điểm nào?
Tại Việt Nam, cúm có thể xảy ra quanh năm, vì vậy có thể tiêm phòng cúm vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.
Vắc xin ngừa cúm Influvac Tetra đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân và miễn dịch cộng đồng. Hiện nay, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ tiêm chủng chất lượng, với vắc xin được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất uy tín trên thế giới. Khi đến tiêm chủng tại Long Châu, khách hàng sẽ được khám sàng lọc bởi bác sĩ, tư vấn gói vắc xin phù hợp, theo dõi trong và sau khi tiêm để đảm bảo an toàn. Liên hệ với Tiêm chủng Long Châu qua Hotline 1800 6928 để được tư vấn, hẹn lịch miễn phí.
Xem thêm:
- Nên tiêm vacxin cúm của Pháp hay Hà Lan?
- Thời điểm nên tiêm phòng Cúm cho trẻ là khi nào?