Trong vòng thập kỷ qua các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu sử dụng công nghệ mRNA có những điểm khác nhau về cách thức đáp ứng miễn dịch so với phương pháp trước đây. Tuy nhiên, công nghệ này vẫn đạt mục tiêu tạo ra kháng thể để giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh.
1. MRNA nghĩa là gì?
Định nghĩa “mRNA là gì” hay “mRNA là viết tắt của từ gì” khiến nhiều người thắc mắc khi tìm hiểu về những loại vắc-xin được sản xuất bằng công nghệ này, đặc biệt là vắc-xin Covid. Theo đó, mRNA là viết tắt của cụm từ Messenger RNA, hay còn được gọi là RNA thông tin, đây là vật chất di truyền giúp cơ thể tạo ra protein.
Các nhà khoa học nhận thấy, việc đưa RNA thông tin vào sau đó cơ thể sẽ tự tổng hợp để tạo ra protein hay mảnh protein. Những phần được tạo ra này kích thích cơ thể tạo ra đáp ứng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh. Từ đó, các nhà khoa học đã ứng dụng trong việc sản xuất vắc-xin.
Vắc-xin được sản xuất theo công nghệ mRNA được sản xuất bằng cách bao bọc trong một lớp vỏ để dễ dàng đưa vào cơ thể và giữ chúng không bị phá vỡ.
2. Ứng dụng công nghệ mRNA trong vắc-xin phòng Covid
Covid-19 có cấu trúc gồm 4 proteins, trong đó trên bề mặt của virus này có những protein S, tạo thành hình dạng giống như một chiếc vương miện, cho nên được đặt tên là Corona. Những protein S này là mục tiêu lý tưởng để tạo nên vắc-xin ngừa Covid-19. Có nhiều công nghệ tạo vắc-xin phòng bệnh Covid-19 như vector, mRNA hay sử dụng virus corona bất hoạt.
Trong những công nghệ tạo vắc-xin phòng ngừa bệnh do Covid-19 gây ra thì có 2 loại vắc-xin là Pfizer- BioNTech và Moderna ứng dụng công nghệ mRNA. 2 loại vắc-xin này được công nhận sử dụng để phòng bệnh Covid-19 khá sớm.
Vắc-xin mRNA là một loại mới, không theo cách thức giúp cơ thể tạo ra kháng thể chống lại các bệnh truyền nhiễm như các loại vắc-xin cổ điển trước đây. Thay vào đó, nó sử dụng mRNA được tạo ra trong phòng thí nghiệm để giúp các tế bào trong cơ thể biết cách tạo ra protein hoặc chỉ là một mảnh protein kích hoạt phản ứng miễn dịch. Phản ứng miễn dịch đó sẽ tạo ra các kháng thể để bảo vệ chúng ta không nhiễm bệnh nếu có vi-rút thực sự xâm nhập cơ thể.
Cách thức mà vắc-xin Covid ứng dụng công nghệ mRNA:
- Đầu tiên, vắc-xin Covid-19 mRNA được tiêm vào cơ thể ở vị trí bắp tay trên. Sau đó mRNA sẽ xâm nhập vào các tế bào cơ và sử dụng cơ chế của tế bào để sản sinh ra mảnh không gây hại của protein S. Protein S này được tìm thấy trên bề mặt vi-rút gây ra bệnh Covid-19. Sau khi sản sinh mảnh protein, các tế bào của chúng ta sẽ phá vỡ và loại bỏ mRNA.
- Tiếp đến, các tế bào thể hiện protein S trên bề mặt của chúng để kích thích hệ miễn dịch. Khi đó hệ miễn dịch của chúng ta nhận ra rằng protein này không thuộc cơ thể. Điều này kích hoạt hệ miễn dịch của chúng ta sản sinh ra các kháng thể và kích hoạt tế bào miễn dịch khác để chống lại. Nó cũng tương tự như cách thức cơ thể chúng ta thực hiện để chống lại bệnh nếu như bị bệnh do Covid-19.
- Vào cuối quá trình phản ứng này, cơ thể chúng ta sẽ học được cách bảo vệ để chống lại việc nhiễm bệnh do vi-rút gây ra Covid-19. Sau vài ngày hoặc một số trường hợp vài tuần thì cơ thể chúng ta sẽ loại bỏ protein S, được sản xuất ra trong quá trình đưa mRNA vào cơ thể.
Cũng giống như tất cả các loại vắc-xin, lợi ích của vắc-xin mRNA ngừa Covid-19 là những người được tiêm chủng có được khả năng phòng bệnh tương đối cao, có thể giao động từ 80 đến 91% và nó giúp hạn chế việc cơ thể phải chịu những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra khi nhiễm Covid-19. Ngoài ra, cũng giống như mọi vắc-xin khác thì loại này cũng có thể gây ra phản ứng phụ sau tiêm. Mọi cảm giác khó chịu tạm thời gặp phải sau khi tiêm vắc-xin được coi là một phần tự nhiên của quá trình đáp ứng miễn dịch và cho thấy vắc-xin có tác dụng với cơ thể. Trừ những trường hợp phản ứng quá mức và biến chứng nặng khác thì cần phải điều trị nhanh chóng, còn lại những phản ứng phụ nhẹ sẽ mất sau một thời gian.
3. Một số lưu ý khi sử dụng vắc xin mRNA
Một số thông tin về loại vắc-xin này chúng ta cần biết bao gồm:
- Nó không gây ra bệnh Covid-19: Nhiều người lo lắng sau tiêm sẽ mắc bệnh thực sự, nhưng với công nghệ này không dùng vi-rút còn sống để gây bệnh và sau tiêm cũng không có khả năng gây nhiễm virus khác.
- Chúng không gây ảnh hưởng hoặc tương tác với ADN của cơ thể. MRNA không bao giờ xâm nhập nhân tế bào (nơi chứa DNA), vì vậy nó không thể thay đổi hoặc làm ảnh hưởng đến gen của chúng ta.
- Mặc dù công nghệ này khá mới, nhưng đã được các nhà nghiên cứu và ứng dụng trong một khoảng thời gian dài.
- Hiện nay chúng ta nhận thấy lượng vắc-xin theo công nghệ này đang có nhiều hơn so với đợt đầu sản xuất. Thực ra bởi chúng có thể được phát triển trong phòng thí nghiệm bằng những vật liệu đang có sẵn. Có nghĩa là vắc-xin mRNA có thể được phát triển và sản xuất với số lượng lớn nhanh hơn so với các phương pháp sản xuất vắc-xin khác.
Công nghệ mRNA được ứng dụng và sử dụng hiệu quả trong việc sản xuất vắc-xin Covid 19. Nó cũng giúp chúng ta đạt được miễn dịch thụ động nhằm hạn chế lây nhiễm và giảm những triệu chứng nặng của bệnh.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.