Vaccine HPV có hiệu quả cao phòng các chủng HPV nguy hiểm có khả năng gây ung thư và mụn cóc sinh dục cho nam, nữ. Đây là loại vaccine “hot”, thường xuyên rơi vào tình trạng khan hàng do nhu cầu tiêm chủng cao ở mọi lứa tuổi. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, vaccine HPV có hiệu quả bảo vệ tốt nhất trước khi tiếp xúc với virus, trước lần quan hệ tình dục đầu tiên. Do đó, vaccine được khuyến cáo tiêm càng sớm càng tốt.
Bài viết được tư vấn Y khoa bởi BS Hoa Tuấn Ngọc - Quản lý Y khoa khu vực 1 Đông Nam Bộ, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC.
BS Hoa Tuấn Ngọc - Quản lý Y khoa khu vực 1 Đông Nam Bộ, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC Hoa Kỳ, vaccine HPV đã được chứng minh an toàn và hiệu quả cao. Hiệu quả bảo vệ của vaccine trên 90% có thể duy trì lên đến 30 năm. Nguy cơ các phản ứng nghiêm trọng là vô cùng hiếm gặp, dưới 0,01%. Vaccine HPV thế hệ mới được chỉ định cho cả nam, nữ và cộng đồng LGBT từ 9-45 tuổi, phòng mụn cóc sinh dục và các bệnh ung thư do HPV như ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư âm hộ, ung thư dương vật, ung thư hậu môn, ung thư hầu họng và mụn cóc sinh dục.
Vaccine HPV là gì?
Vaccine HPV là loại vaccine được cấp phép và sử dụng rộng rãi tại hàng trăm quốc gia trên thế giới, với khả năng phòng ngừa các chủng HPV gây ung thư và các tổn thương tiền ung thư hoặc loạn sản cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, hậu môn; ung thư hầu họng và các bệnh ung thư vùng đầu, cổ và mụn cóc sinh dục cho nam, nữ. Theo thống kê CDC Mỹ, gần 700 triệu người đang nhiễm HPV trên thế giới. Cứ 5 phụ nữ 50 tuổi thì có ít nhất 4 người mắc virus tại một thời điểm trong cuộc đời. 1 trong 3 nam giới trên 15 tuổi bị nhiễm ít nhất một loại HPV. 1 trong 8 phụ nữ mắc mụn cóc sinh dục ít nhất một lần trước 50 tuổi. 10% dân số sẽ nhiễm ít nhất một lần mụn cóc sinh dục trong 25 năm hoạt động tình dục.
HPV có khoảng 200 chủng, trong đó 40 chủng lây nhiễm ở đường sinh dục và khoảng 15 chủng nguy cơ cao gây ung thư như: 99,7% trường hợp ung thư cổ tử cung, hơn 90% ca ung thư hậu môn và cổ tử cung, khoảng 70% ca ung thư âm đạo, âm hộ và 60% ca ung thư dương vật. Khoảng 70% ung thư vòm họng có thể liên quan đến HPV. HPV cũng là tác nhân gây nhiều bệnh da liễu, 100% mụn cóc thông thường, 100% mụn cóc sinh dục hay còn gọi là sùi mào gà và tổn thương da ở loạn sản biểu mô mụn cóc. (1)
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổng hợp các phân tích, đánh giá tỷ lệ nhiễm HPV trong dân số nam giới nói chung từ năm 1995 đến 2022, cho biết tỷ lệ lưu hành chung của các chủng virus nói chung trên toàn cầu là 31%; còn nhóm HPV nguy cơ cao là 21%. Trong đó, HPV-16 phổ biến nhất với 5%, sau đó đến HPV-6 với 4%. Vaccine HPV thế hệ mới Gardasil 9 (Mỹ) được đưa vào sử dụng tại Việt Nam từ tháng 5/2022, có hiệu quả hơn 90% phòng 9 chủng HPV 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52, 58. (2)
Vacxin HPV hoạt động trong cơ thể như thế nào?
Giống như các loại vaccine khác, cơ chế phòng bệnh của vaccine HPV là bắt chước quá trình gây bệnh tự nhiên của virus, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh trong tương lai. Cụ thể, khi vaccine HPV được tiêm vào cơ thể sẽ kích thích hệ thống miễn dịch sản sinh kháng thể để chủ động tấn công và tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, các tế bào miễn dịch ghi nhớ thông tin về mầm bệnh, cũng như cách chúng bị tiêu diệt. Khi HPV xâm nhập cơ thể trong tương lai, các tế bào miễn dịch sẽ dễ dàng nhận ra. Hệ miễn dịch sẽ sản xuất các kháng thể cần thiết chống lại HPV bảo vệ cơ thể.
Tiêm vắc xin HPV có tác dụng gì?
Theo số liệu của CDC Mỹ vào tháng 8/2023, từ khi đưa vaccine HPV vào sử dụng tại Mỹ vào năm 2006, tỷ lệ nhiễm trùng các chủng HPV gây ung thư và mụn cóc sinh dục giảm 88% ở trẻ em gái, 81% ở phụ nữ trẻ. Trong số những phụ nữ được tiêm chủng, tỷ lệ tiền ung thư cổ tử cung (các tế bào bất thường trên cổ tử cung có thể dẫn đến ung thư) do các loại HPV thường liên quan đến ung thư cổ tử cung gây ra đã giảm 40%.
Tại Việt Nam, theo ghi nhận của GLOBCAN năm 2020, nước ta có hơn 4.000 ca mắc mới và có gần 3.000 ca tử vong vì ung thư cổ tử cung. Nghiên cứu cho thấy Việt Nam hoàn toàn có thể thanh toán ung thư cổ tử cung trong 30 năm tới nếu việc tiêm chủng HPV được triển khai cho 90% trẻ em gái vị thành niên, kết hợp với sàng lọc và điều trị ung thư cổ tử cung đầy đủ. Ước tính 1 USD đầu tư vào các chương trình ngăn ngừa ung thư cổ tử cung có thể mang lại lợi ích kinh tế tương đương từ 5 - 11 USD, và số tiền này tăng lên vào khoảng từ 8 - 20 USD nếu kết hợp lợi ích kinh tế và xã hội.
Không chỉ dành cho nữ giới để phòng ung thư cổ tử cung và một số bệnh phụ khoa, vaccine HPV thế hệ mới hay vaccine “bình đẳng giới” còn được chỉ định cho nam giới và cộng đồng LGBT. Thực tế, HPV có thể lây nhiễm ở cả nam và nữ, khả năng gây bệnh tương đương đối với cả hai giới. Xác suất nhiễm HPV trung bình trong suốt cuộc đời của nam giới lên đến 91%, trong khi tỷ lệ này ở nữ giới chỉ 85%. Ngoài ra, các nghiên cứu uớc tính nam giới có khả năng lây nhiễm và tái nhiễm HPV cao hơn nữ giới. Mặt khác, nam giới hiện chưa có biện pháp tầm soát các bệnh lý ung thư liên quan đến HPV, dẫn đến dễ lây nhiễm cho bạn tình, chẩn đoán trễ, tỷ lệ tử vong cao. Do đó, không chỉ nữ giới, nam giới, cộng đồng LGBT cũng được bảo vệ bởi vaccine HPV.
Các loại vắc xin HPV phổ biến hiện nay
Hiện có 2 loại vaccine phòng HPV được sử dụng phổ biến tại Việt Nam và thế giới là Gardasil và Gardasil 9. Cả 2 đều được sản xuất tại Mỹ, nhưng có một số điểm khác biệt nhất định về các chủng HPV có thể phòng ngừa, đối tượng và độ tuổi tiêm, cũng như lịch tiêm. (3)
1. Vaccine Gardasil (Mỹ)
Vaccine Gardasil (Mỹ) được nghiên cứu sản xuất bởi tập đoàn dược phẩm nổi tiếng thế giới MSD, phòng ngừa nguy cơ ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, các tổn thương tiền ung thư, loạn sản và mụn cóc sinh dục do HPV type 6, 11, 16 và 18 gây ra.
Vaccine được chỉ định cho trẻ em gái và nữ giới từ 9 đến 26 tuổi, bất kế đã từng quan hệ tình dục, lập gia đình hay chưa. Lịch tiêm Gardasil gồm 3 mũi như sau:
- Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: 2 tháng sau mũi 1.
- Mũi 3: 6 tháng sau mũi 1.
2. Vaccine Gardasil 9 (Mỹ)
Vaccine Gardasil 9 (Mỹ) là loại vaccine phòng HPV đầu tiên được chỉ định cho cả nam, nữ và cộng đồng LGBT từ 9-45 tuổi, phòng mụn cóc sinh dục và các bệnh ung thư do HPV như ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư âm hộ, ung thư dương vật, ung thư hậu môn, ung thư hầu họng và mụn cóc sinh dục, với hiệu quả bảo vệ trên 90%.
Vaccine có khả năng phòng ngừa 9 type HPV bao gồm: 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58. Tính đến cuối năm 2023, vaccine Gardasil 9 đã được hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ cấp phép lưu hành, chứng minh hiệu quả và tính an toàn cao. Vaccine Gardasil 9 được tiêm 2 hoặc 3 mũi tùy thuộc vào độ tuổi chủng ngừa:
Người từ tròn 9 tuổi đến dưới 15 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên:
- Phác đồ 2 mũi:
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi
- Mũi 2: cách mũi 1 từ 6-12 tháng.
Nếu mũi 2 tiêm cách mũi 1 < 5 tháng, cần tiêm mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 3 tháng.
- Phác đồ 3 mũi (0-2-6):
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi
- Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 2 tháng
- Mũi 3: cách mũi 2 ít nhất 4 tháng
Người từ tròn 15 tuổi đến 45 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên:
- Phác đồ 3 mũi (0-2-6):
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi
- Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 2 tháng
- Mũi 3: cách mũi 2 ít nhất 4 tháng.
- Phác đồ tiêm nhanh:
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi.
- Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 1 tháng
- Mũi 3: cách mũi 2 ít nhất 3 tháng.
Nên tiêm vắc xin HPV 4 chủng hay 9 chủng?
Tùy thuộc vào độ tuổi, mong muốn, cũng như khả năng tài chính của người tiêm vaccine mà lựa chọn vaccine HPV 4 chủng hay 9 chủng.
Vaccine HPV 4 chủng - Gardasil (Mỹ) được Bộ Y tế Việt Nam chỉ định tiêm phòng cho bé gái và nữ giới từ 9-26 tuổi phòng ngừa 4 chủng HPV phổ biến có khả năng gây mụn cóc sinh dục và ung thư: 6, 11, 16, 18. Hiện vaccine Gardasil có giá 1.790.000 đồng/ mũi tại Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC.
Vaccine HPV 9 chủng - Gardasil 9 (Mỹ) được chỉ định tiêm phòng cho nam, nữ từ 9-45 tuổi, phòng 9 chủng HPV 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52, 58, với hiệu quả bảo vệ trên 90%, độ bao phủ rộng. Vaccine Gardasil 9 hiện đang có giá bán 2.950.000 đồng/ mũi tại Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC.
Vaccine HPV cần tiêm mấy mũi?
Tùy vào loại vaccine lựa chọn và độ tuổi chủng ngừa mà số mũi tiêm sẽ khác nhau. Riêng đối với vaccine Gardasil 9, người từ tròn 9 tuổi đến dưới 15 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên chỉ cần tiêm 2 mũi giúp tiết kiệm thời gian cũng như chi phí tiêm phòng.
Ai nên tiêm vắc-xin HPV?
Vắc xin HPV thế hệ mới được chỉ định cho cả nam, nữ từ 9-45 tuổi phòng các bệnh do HPV. Trong đó: (4)
Người từ 9-26 tuổi
Nghiên cứu ở Bắc Mỹ trên nhóm bé gái 15-16 tuổi, cho thấy 45,5% trẻ có HPV trong âm đạo; 20% phụ nữ phát hiện mầm bệnh chỉ sau 4 tháng bắt đầu quan hệ tình dục, 45% trường hợp nhiễm virus sau 26 tháng. Nghiên cứu cho thấy mức độ quan trọng và cần thiết của việc chủng ngừa HPV sớm ở trẻ, đặc biệt là độ tuổi 9-14 - khi trẻ chưa phơi nhiễm HPV.
Người từ 27-45 tuổi
Từ tháng 5/2024, vaccine Gardasil 9 ngừa HPV đã được Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) Việt Nam mở rộng chỉ định tiêm cho người từ người 27-45 tuổi, rộng hơn so với khuyến nghị 9-26 tuổi trước đây. Việc mở rộng tuổi tiêm chủng vaccine HPV được kỳ vọng giúp tăng tỷ lệ bao phủ vaccine cho đầy đủ các nhóm tuổi từ trẻ em đến người lớn, đặc biệt là lứa tuổi trung niên, giảm nguy cơ mắc bệnh và lây lan bệnh trong cộng đồng trước bối cảnh các bệnh ung thư ngày càng tăng và trẻ hóa.
Tuổi 27-45 là độ tuổi có nhiều hoạt động tình dục, việc mở rộng tiêm vaccine HPV cho độ tuổi này cũng giúp phòng rủi ro lây nhiễm HPV, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và bạn tình.
Trước đó, năm 2018, các kết quả nghiên cứu cho thấy, vaccine Gardasil phòng 9 chủng HPV cho hiệu lực phòng bệnh ở người lớn từ 27-45 tuổi tương tự như ở người trẻ tuổi từ 16-26 tuổi, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt mở rộng tuổi chỉ định vaccine Gardasil 9 phòng 9 chủng HPV cho những người từ 27 đến 45 tuổi. Trong các nghiên cứu lâm sàng, khi đánh giá tính sinh miễn dịch cho thấy 99,2% đến 100% người đã được tiêm Gardasil 9 có huyết thanh dương tính (có kháng thể bảo vệ) đối với các kháng thể kháng tất cả 9 tuýp trong vaccine vào tháng thứ 7 ở tất cả các nhóm được thử nghiệm, bao gồm nhóm 27-45 tuổi.
Đối tượng nào không nên tiêm vaccine HPV?
Một số nhóm đối tượng không nên tiêm vacxin HPV bao gồm: người có phản ứng quá mẫn (hay dị ứng với thành phần vaccine HPV), người có phản ứng quá mẫn khi tiêm mũi vaccine HPV trước đó, người sốt cao cấp tính, nhiễm trùng mức độ vừa hoặc nặng, người giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu hoặc dùng thuốc loãng máu, phụ nữ mang thai. (5)
Trong đó, người dị ứng với thành phần vaccine HPV hoặc dị ứng sau lần tiêm trước đó sẽ không được tiêm. Đối với người mắc bệnh cấp tính hoặc rối loạn đông máu có thể chủng ngừa với điều kiện đã được điều trị ổn định, tránh phản ứng sốc không mong muốn trong lúc tiêm. Ở phụ nữ mang thai, hiện vẫn chưa có bất kỳ cuộc nghiên cứu nào về ảnh hưởng của vaccine HPV cho thai phụ và thai nhi, nên chưa có cơ sở khẳng định vaccine an toàn ở nhóm đối tượng này. Vaccine HPV không khuyến cáo tiêm cho phụ nữ mang thai, mà thay vào đó nên tiêm vaccine tối thiểu 1 tháng trước mang thai.
Trước khi chủng ngừa vaccine HPV, bác sĩ khám sàng lọc sẽ thăm khám và tư vấn cụ thể cho từng đối tượng mà không cần thực hiện xét nghiệm. Tuy nhiên, người đi tiêm cần chủ động khai báo với bác sĩ đầy đủ thông tin về tình trạng sức khỏe, các loại thuốc đang sử dụng. Phụ nữ nên khai báo thêm về việc có đang mang thai hay không, cũng như kế hoạch mang thai để bác sĩ đưa ra chỉ định tiêm phòng chính xác.
Vì sao nên tiêm vaccine HPV?
Cần tiêm vaccine HPV vì bất cứ ai cũng có thể nhiễm HPV qua nhiều con đường. Phổ biến nhất là đường quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn như bao cao su. Đặc biệt là những đối tượng có nhiều bạn tình, nguy cơ lây nhiễm HPV sẽ tỷ lệ thuận với số lượng bạn tình người đó có. Ngoài ra, người không quan hệ tình dục cũng có thể nhiễm virus qua các con đường khác, như dùng chung vật dụng cá nhân (khăn tắm, đồ lót hay các thiết bị thăm khám nam khoa, phụ khoa) với người bệnh. Điển hình như năm 2017, hàng chục bé trai bị lây sùi mào gà khi cắt bao quy đầu tại một phòng khám tư tại Hưng Yên.
Ngoài ra, một số ý kiến cho rằng chỉ sử dụng tay khi quan hệ tình dục sẽ không lây nhiễm HPV. Tuy nhiên, thực tế chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào cho thấy cách quan hệ này an toàn và giảm khả năng lây nhiễm virus. Ngược lại, các nghiên cứu còn chỉ ra mầm bệnh có thể truyền từ bộ phận sinh dục đến bàn tay rồi xâm nhập cơ thể, song chỉ ở mức thấp. Ngoài ra, dù hiếm gặp, song HPV vẫn có thể lây nhiễm khi tiếp xúc qua bề mặt bồn cầu, tay nắm cửa nơi công cộng khi chưa được vệ sinh kỹ.
Vaccine HPV được chỉ định tiêm cho người bất kể đã từng quan hệ tình dục, sinh con hay thậm chí đã từng nhiễm các chủng HPV hay chưa. Vaccine phòng ngừa nguy cơ lây các chủng HPV chưa nhiễm cũng như chặn nguy cơ tái nhiễm HPV, đặc biệt là những người có nhiều bạn tình hoặc bạn tình mới, tiết kiệm các chi phí liên quan đến điều trị bệnh do HPV. Bên cạnh đó, ở nam giới, hiện chưa có biện pháp sàng lọc ung thư nên tiêm vaccine HPV được xem là biện pháp phòng bệnh hiệu quả, giảm nguy cơ lây nhiễm cho bạn tình.
Khi nào nên tiêm vắc xin HPV?
Hiện nay nhiều người dân đã hiểu hơn về ảnh hưởng của HPV đến sức khỏe con em, nên cũng đã xây dựng cho trẻ một kế hoạch tiêm phòng từ sớm. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn còn quan niệm, đến độ tuổi con có phát sinh quan hệ tình dục mới cần tiêm vaccine HPV để tránh nguy cơ lây nhiễm, mà chưa rõ về các con đường lây gián tiếp của bệnh.
Các nghiên cứu cho thấy vaccine HPV có hiệu quả bảo vệ tốt nhất trước khi tiếp xúc với virus, thường là trước lần quan hệ tình dục lần đầu tiên, do vậy, vaccine được khuyến cáo tiêm càng sớm càng tốt. Trong đó, 9-14 là “tuổi vàng” để chủng ngừa, cũng là nhóm nên được ưu tiên tiêm. Vaccine được chứng minh có hiệu quả bảo vệ lên đến 30 năm. Các bằng chứng khoa học chỉ ra kháng thể có thể duy trì ở nồng độ cao, không suy giảm theo thời gian khi tiêm cho trẻ em 9-14 tuổi.
Vaccine HPV có tác dụng trong bao lâu?
Vaccine HPV đã được chứng minh có hiệu quả bảo vệ có thể lên đến 30 năm. Đặc biệt, khi tiêm cho trẻ em 9-14 tuổi, kháng thể có thể duy trì ở nồng độ cao, không suy giảm theo thời gian. Ngoài ra, trẻ em ở độ tuổi này còn được hưởng lợi nhiều hơn khi chỉ cần tiêm 2 mũi vaccine HPV Gardasil 9, giúp sinh hiệu quả miễn dịch cao và tiết kiệm chi phí so với tuổi lớn hơn, khi cần phải tiêm 3 mũi vaccine.
HPV vaccine có an toàn không?
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC Hoa Kỳ, vaccine HPV đã được chứng minh an toàn và hiệu quả cao. Tuy nhiên, tương tự như các loại vaccine khác, vaccine HPV cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nhẹ, nhưng chỉ với tỷ lệ dưới 10%. Nguy cơ các phản ứng nghiêm trọng là vô cùng hiếm gặp, dưới 0,01%. Ngoài ra, vaccine HPV tuyệt đối không gây ra các vấn đề về khả năng sinh sản, ngược lại còn có thể ngăn ngừa nguy cơ tiền ung thư hoặc ung thư, ảnh hưởng đến khả năng mang thai, sinh con.
Tác dụng phụ có thể gặp khi tiêm vacxin HPV
Vaccine HPV có độ an toàn cao. Người được tiêm chỉ có thể gặp một số phản ứng nhẹ, kéo dài từ 1-2 ngày như:
- Phản ứng tại chỗ tiêm: Nổi ban đỏ, chai cứng, sưng đau, ngứa, tăng nhạy cảm tại chỗ tiêm.
- Các phản ứng toàn thân khác: Sốt nhẹ, đau đầu, buồn ngủ, giảm cảm giác thèm ăn, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy.
Khi gặp các phản ứng thông thường như sốt nhẹ, sưng, đau tại vết tiêm, có thể xử trí như sau:
- Dùng thuốc hạ sốt thông thường (paracetamol) khi sốt >38.5°C. Không dùng aspirin, không dùng thêm các thuốc ho và hạ sốt khác nếu không có chỉ định của bác sĩ;
- Tránh chạm vào vết tiêm, không xoa dầu, chườm nóng, hay bôi đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm;
- Nếu tại vết tiêm sưng, đỏ, có thể chườm lạnh để giúp giảm đau và giảm sưng;
- Mặc quần áo thoáng mát;
- Duy trì chế độ dinh dưỡng đủ chất, uống nước nhiều hơn.
Khi có các dấu hiệu bất thường khác về sức khỏe, người tiêm vaccine cần liên hệ với cơ sở tiêm chủng và đến bệnh viện gần nhất để được bác sĩ kiểm tra, xử trí.
Giá vắc xin HPV bao nhiêu tiền?
Giá vaccine HPV có thể thay đổi tùy thuộc vào loại vaccine, cơ sở tiêm chủng và thời điểm tiêm phòng. Tại Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC hiện có đầy đủ các loại vaccine phòng HPV sử dụng phổ biến tại VIệt Nam, gồm vaccine HPV 4 chủng - Gardasil (Mỹ) và vaccine HPV 9 chủng - Gardasil 9 (Mỹ). Trong đó, vaccine Gardasil có giá 1.790.000 đồng/ mũi; vaccine Gardasil 9 hiện đang có giá bán 2.950.000 đồng/ mũi. VNVC còn thường xuyên có nhiều chính sách ưu đãi giá cho người đi cùng, ưu đãi khi mua gói,… giúp nhiều Khách hàng tiếp cận dễ dàng hơn với vaccine.
Để cập nhật giá vaccine Gardasil và Gardasil 9 mới nhất tại VNVC, Quý khách vui lòng xem Bảng giá vaccine chi tiết tại đây. Để được tư vấn về các chương trình ưu đãi, Quý khách gọi điện đến số Hotline 028 7102 6595 hoặc fanpage trungtamtiemchungvnvc.
Đăng ký tiêm vắc xin HPV ở đâu?
Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC luôn là đơn vị luôn có đầy đủ vaccine chính hãng, thế hệ mới, trong đó có vaccine HPV Gardasil và Gardasil 9.
VNVC tự hào là đơn vị tiêm chủng dịch vụ tại Việt Nam đầu tư lớn cho hệ thống dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, hệ thống 4 kho lạnh tổng ở TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội và hàng trăm kho lạnh trung tâm tại chỗ, với khả năng lưu trữ và bảo quản hơn 400 triệu liều vắc xin cùng thời điểm, đảm bảo nhiệt độ bảo quản từ 2-8°C theo đúng quy định nghiêm ngặt của nhà sản xuất.
Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC là đơn vị tiêm chủng dịch vụ thực hiện quy trình tiêm chủng an toàn 8 bước khép kín, đảm bảo quy trình an toàn tiêm chủng, các bước trong quy trình tiêm chủng được thực hiện đúng cách, kiểm soát nghiêm ngặt. Tại mỗi trung tâm VNVC đều có phòng xử trí phản ứng sau tiêm với đầy đủ trang thiết bị theo tiêu chuẩn của Bộ y tế. VNVC sở hữu đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, thường xuyên được đào tạo kỹ năng chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng tiêm giảm đau, nhẹ nhàng cùng với sự chu đáo và nhiệt tình chăm sóc trẻ. 100% bác sĩ, điều dưỡng viên tại VNVC đều có chứng chỉ tiêm chủng an toàn.
Đặc biệt, mỗi Khách hàng tại VNVC là một “hệ thống” quản lý chất lượng, luôn giám sát các thao tác chuyên môn và dịch vụ dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của các bác sĩ và điều dưỡng tại trung tâm, bao gồm quá trình khám sàng lọc của bác sĩ và kiểm tra, thực hành tiêm chủng của điều dưỡng. Tại phòng tiêm, VNVC tuân thủ đúng nguyên tắc thực hành tiêm chủng “đúng loại vaccine - đúng đường tiêm - đúng liều lượng sử dụng”. Điều dưỡng trước khi tiêm chủng sẽ đối chiếu thông tin người tiêm, công bố, mời Khách hàng cùng giám sát thông tin, hạn sử dụng, tính toàn vẹn, cảm quan trên vỏ hộp, lọ vaccine. Quá trình này có sự chứng kiến của ít nhất 3 bên gồm điều dưỡng thực hiện tiêm chủng, điều dưỡng hỗ trợ tiêm chủng, Khách hàng và người nhà.
Sau tiêm chủng, Khách hàng ở lại trung tâm tiêm chủng VNVC trong vòng 30 phút. Điều dưỡng viên sẽ kiểm tra vết tiêm, nhiệt độ và tình trạng sức khỏe của Khách hàng trước khi ra về, đồng thời dặn dò cung cấp các tài liệu cần thiết cho Khách hàng tiếp tục theo dõi phản ứng tiêm chủng tại nhà trong 72 giờ tiếp theo. VNVC hỗ trợ đăng ký tiêm vaccine HPV bằng nhiều cách: qua hệ thống tổng đài 028 7102 6595, fanpage trungtamtiemchungvnvc hoặc qua ứng dụng VNVC Mobile App nhanh chóng, dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản.
Vaccine HPV có khả năng phòng ngừa nguy cơ lây các chủng HPV chưa nhiễm cũng như chặn nguy cơ tái nhiễm HPV, đặc biệt là những người có nhiều bạn tình hoặc bạn tình mới, tiết kiệm các chi phí liên quan đến điều trị bệnh do HPV. Vaccine HPV thế hệ mới được chỉ định cho cả phụ nữ và nam giới từ 9-45 tuổi, dù đã quan hệ tình dục, lập gia đình hay chưa. Trẻ từ 9-14 tuổi nên tiêm vaccine HPV sớm, để vaccine phát huy hiệu quả bảo vệ tốt nhất trước khi tiếp xúc với virus, thường là trước lần quan hệ tình dục lần đầu tiên.