Nếu bạn đang muốn tìm kiếm các thông tin để trả lời cho câu hỏi: “Viêm cổ tử cung đặt thuốc bao lâu thì khỏi?” thì bài viết dưới đây của Long Châu sẽ cung cấp các thông tin tổng quan về bệnh lý viêm cổ tử cung và các kiến thức liên quan giúp bạn giải đáp thắc mắc của mình.
Tìm hiểu chung về bệnh lý viêm cổ tử cung
Viêm cổ tử cung là gì?
Viêm cổ tử cung là tình trạng kích ứng hoặc nhiễm trùng ở cổ tử cung do nhiều nguyên nhân khác nhau. Viêm cổ tử cung có thể là bệnh lý cấp tính, nghĩa là các triệu chứng bắt đầu đột ngột và nghiêm trọng hoặc mãn tính, kéo dài trong vài tháng hoặc lâu hơn.
Dấu hiệu và triệu chứng thường gặp
Mặc dù mỗi phụ nữ có thể gặp các triệu chứng khác nhau nhưng sau đây là những triệu chứng phổ biến nhất của viêm cổ tử cung:
- Tiết dịch có mủ.
- Đau vùng xương chậu.
- Chảy máu giữa kỳ kinh hoặc sau khi quan hệ tình dục.
- Vấn đề tiết niệu.
Nhiễm trùng trong âm đạo dễ dàng truyền đến cổ tử cung. Khi đó, mô cổ tử cung có thể bị viêm và hình thành vết loét hở, do đó, một dấu hiệu ban đầu của bệnh lý là dịch tiết âm đạo giống như mủ.
Các triệu chứng của viêm cổ tử cung có thể trông giống như các bệnh lý hoặc vấn đề y tế khác liên quan đến bộ phận sinh dục nữ như âm đạo hoặc tử cung. Do đó, nếu bạn gặp phải các triệu chứng trên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Nguyên nhân gây bệnh
- Bệnh lây truyền qua đường tình dục: Viêm cổ tử cung có thể do các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) thông thường, bao gồm bệnh lậu, Chlamydia, Trichomonas và mụn rộp sinh dục.
- Phản ứng dị ứng: Sự dị ứng với thành phần trong bao cao su hoặc chất diệt tinh trùng trong việc tránh thai có thể là nguyên nhân gây viêm cổ tử cung.
- Sự kích ứng với các sản phẩm vệ sinh phụ nữ như chất khử mùi, dung dịch vệ sinh phụ nữ hoặc thụt rửa cũng có thể là nguyên nhân gây viêm cổ tử cung.
Yếu tố nguy cơ
- Tham gia vào các hành vi tình dục có nguy cơ cao, chẳng hạn như quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ tình dục với người có hành vi nguy cơ cao hoặc thay đổi nhiều bạn tình.
- Tiền sử mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Biến chứng
Cổ tử cung hoạt động như một rào cản ngăn vi khuẩn và vi rút xâm nhập vào tử cung. Khi cổ tử cung bị nhiễm trùng, các nguy cơ viêm nhiễm tại tử cung có thể tăng lên.
Viêm cổ tử cung do lậu hoặc Chlamydia có thể lây lan sang niêm mạc tử cung và ống dẫn trứng dẫn đến sự phát triển bệnh viêm vùng chậu (PID), đồng thời, các nhiễm trùng ở cơ quan sinh sản nữ có thể gây ra các vấn đề về sinh sản nếu không được điều trị. Ngoài ra, viêm cổ tử cung cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm HIV từ bạn tình bị nhiễm bệnh.
Chẩn đoán và điều trị
Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm
Để chẩn đoán viêm cổ tử cung, bác sĩ có thể sẽ thực hiện khám sức khỏe bao gồm:
- Khám vùng chậu: Bác sĩ sẽ kiểm tra vùng chậu xem có bị sưng và đau không. Bác sĩ cũng có thể đặt một mỏ vịt vào âm đạo để kiểm tra ở phần trên, dưới và bên của âm đạo và cổ tử cung.
- Lấy mẫu và xét nghiệm: Trong một quy trình tương tự như xét nghiệm Pap, bác sĩ sẽ sử dụng một miếng bông gòn nhỏ hoặc bàn chải để nhẹ nhàng lấy mẫu dịch cổ tử cung và âm đạo. Bác sĩ sẽ gửi mẫu đến phòng thí nghiệm để kiểm tra. Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cũng có thể được thực hiện trên mẫu nước tiểu.
Phương pháp điều trị
Trong trường hợp viêm cổ tử cung do phản ứng dị ứng với các sản phẩm như chất diệt tinh trùng hoặc sản phẩm vệ sinh phụ nữ thường sẽ không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu viêm cổ tử cung có nguyên nhân từ nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs) thì trường hợp này sẽ cần được điều trị, thường là bằng thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh sẽ được kê đơn cho các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, chlamydia hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn, bao gồm cả viêm âm đạo do vi khuẩn. Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể đề nghị lặp lại xét nghiệm kiểm tra viêm cổ tử cung do lậu hoặc Chlamydia.
Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng vi rút trong trường hợp viêm cổ tử cung kèm tình trạng mụn rộp sinh dục để giúp giảm thời gian chịu ảnh hưởng từ các triệu chứng viêm cổ tử cung. Tuy nhiên, khó để chữa khỏi hoàn toàn bệnh mụn rộp và Herpes - một tình trạng mạn tính có thể truyền sang bạn tình bất cứ lúc nào. Do đó, để tránh lây nhiễm sang bạn tình, hãy dừng việc quan hệ tình dục cho đến khi kết thúc quá trình điều trị.
Viêm cổ tử cung đặt thuốc bao lâu thì khỏi?
Trong các trường hợp viêm cổ tử cung, người phụ nữ thường phải trải qua các triệu chứng khó chịu như: Tiết dịch có mủ hay đau vùng xương chậu, do đó, đa số các câu hỏi được đặt ra là “viêm cổ tử cung đặt thuốc bao lâu thì khỏi?”. Câu trả lời cho thắc mắc này là phụ thuộc vào phác đồ điều trị, loại thuốc sử dụng, tình trạng viêm nhiễm, tình trạng sức khỏe và sự đáp ứng của cơ thể với thuốc. Do đó, hãy tuân thủ việc sử dụng thuốc đặt, đồng thời tái khám đúng hẹn để bác sĩ có thể kiểm tra và xác định cụ thể tình trạng bệnh.
Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa viêm cổ tử cung
Uống trà xanh
Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy trà xanh có thể có vai trò bảo vệ trong việc giảm nguy cơ ung thư buồng trứng và nội mạc tử cung.
Tránh các chất kích ứng
Tránh thụt rửa, băng vệ sinh hoặc chất khử mùi để làm giảm nguy cơ kích ứng dẫn đến viêm cổ tử cung.
Mặc đồ lót thoáng mát, tránh đồ bó sát
Việc sử dụng đồ lót thoáng khí làm giảm sự tích tụ độ ẩm và vi khuẩn có thể dẫn đến nhiễm trùng.
Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
Trong quá trình quan hệ tình dục, việc sử dụng bao cao su giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm cổ tử cung.
Bài viết đã cung cấp các thông tin liên quan đến câu hỏi: “Viêm cổ tử cung đặt thuốc bao lâu thì khỏi?”. Qua bài viết, câu trả lời cho câu hỏi trên là không có một thời gian cụ thể và phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng bệnh, phác đồ điều trị, sự đáp ứng của cơ thể với thuốc,... nhưng quan trọng nhất là bạn cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ và thực hiện kiểm tra định kỳ để đảm bảo rằng bệnh đang được kiểm soát, điều trị hiệu quả. Đừng ngần ngại thảo luận với bác sĩ của bạn về bất kỳ câu hỏi hoặc lo ngại nào liên quan đến quá trình điều trị.
Xem thêm:
- Người bị viêm lộ tuyến độ 2 đặt thuốc có khỏi không?
- Đặt thuốc phụ khoa bao lâu thì ra bã? Khi nào nên rửa lại?