Chiều cao và cân nặng của con luôn là mối quan tâm hàng đầu của Bố mẹ. Vậy làm sao để biết con yêu đang phát triển chuẩn theo từng giai đoạn? Trong bài viết dưới đây, Huggies sẽ cung cấp cho bố mẹ thông tin về bảng chiều cao cân nặng của bé gái chuẩn WHO giúp Bố mẹ dễ dàng theo dõi sức khỏe và sự phát triển của con một cách toàn diện.
>> Tham khảo:
- [WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
- Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0-18 tuổi chuẩn WHO [Mới nhất]
- Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1-11 tuổi tăng chiều cao, cân nặng
Sự phát triển chiều cao cân nặng của trẻ theo từng giai đoạn
Để có thể theo dõi sự phát triển của trẻ, Ba mẹ cần nắm bắt thông tin về chiều cao, cân nặng theo từng giai đoạn. Từ đó, phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý cho con. Theo chuyên gia, các giai đoạn phát triển chiều cao cân nặng của bé gái thường trải qua các giai đoạn như sau:
- Độ tuổi sơ sinh (dưới 2 tuổi): Trong giai đoạn này, chiều cao cân nặng bé gái phát triển nhanh chóng theo tuần. Từ khi mới sinh đến khi bé 1 tuổi, chiều cao có thể tăng từ 25 cm đến 75 cm. Đồng thời, cân nặng của bé cũng tăng theo, gấp 1 đến 2 lần so với lúc chào đời.
- Từ 2 tuổi đến 10 tuổi: Trong giai đoạn này, chiều cao chuẩn của bé gái thường tăng khoảng 10 cm, tức là chiều cao của bé sẽ nằm trong khoảng 85 cm đến 86 cm.
- Từ 10 tuổi đến tuổi dậy thì: Sự phát triển chiều cao cân nặng của bé gái chậm lại, trung bình tăng khoảng 5cm đến 6cm trong một năm.
- Tuổi dậy thì: Đây là giai đoạn mà bé gái có sự tăng trưởng mạnh về chiều cao và cân nặng. Trung bình, trong khoảng từ 9 tuổi đến 11 tuổi, chiều cao của bé gái tăng khoảng 6cm mỗi năm.
- Sau tuổi dậy thì: Khi vào độ tuổi trưởng thành, tốc độ tăng trưởng về chiều cao cân nặng của bé gái giảm đi đáng kể. Thậm chí, trong khoảng từ 22 tuổi đến 25 tuổi, chỉ số chiều cao sẽ dừng hẳn. Vì thế, trong giai đoạn dậy thì, bố mẹ cần chú ý bổ sung dinh dưỡng và phát triển thể chất để thúc đẩy quá trình tăng trưởng cho bé.
>> Tham khảo:
- Trẻ sơ sinh tăng bao nhiêu kg mỗi tháng là đạt chuẩn?
- Các Giai Đoạn Vàng Phát Triển Chiều Cao Của Trẻ Mẹ Nên Biết
- 8 cách tăng chiều cao cho trẻ hiệu quả và an toàn
Hướng dẫn tra cứu bảng cân nặng chiều cao bé gái
Đối với trẻ từ 0-5 tuổi
- Chỉ số cân nặng theo độ tuổi: Nếu bé gái có chỉ số cân nặng dưới -2SD, điều này cho thấy bé đang gặp tình trạng suy dinh dưỡng nhẹ.
- Chỉ số chiều cao theo độ tuổi: Nếu bé có chỉ số chiều cao dưới -2SD, tức trong giai đoạn trẻ suy dinh dưỡng - thấp còi. Ba mẹ cần chú ý để cải thiện chiều cao cho bé trong giai đoạn này.
- Chỉ số cân nặng theo chiều cao: Nếu bé có mức cân nặng dưới -2SD trong khi chiều cao phát triển bình thường, điều này cho thấy bé đang gặp tình trạng suy dinh dưỡng. Bậc phụ huynh cần chú ý bổ sung dinh dưỡng cho bé hoặc điều chỉnh chế độ ăn của bé.
>> Tham khảo:
- Chiều cao cân nặng trẻ 1 tuổi bao nhiêu là chuẩn?
- Chiều cao cân nặng trẻ 2 tuổi bao nhiêu là chuẩn?
- Cách Tính Chiều Cao, Cân Nặng Chuẩn Của Trẻ Theo WHO
Đối với trẻ từ 5 tuổi trở lên
Trong độ tuổi này, bố mẹ cần lưu ý đến chỉ số BMI, được tính bằng công thức sau: BMI = (cân nặng (Kg) / (chiều cao x chiều cao) (m²)
Đối chiếu kết quả BMI vừa tính được với biểu đồ chỉ số BMI chuẩn của WHO theo độ tuổi và giới tính dưới đây để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ:
Biểu đồ chỉ số BMI đánh giá trẻ bị suy dinh dưỡng hay thừa cân, béo phì (Nguồn: Sưu tầm)
Ví dụ: Nếu bé gái 10 tuổi có cân nặng 30kg, chiều cao 1,3m thì chỉ số BMI được tính như sau:
BMI = 30/ (1.3 x 1.3)=17.751
Đối chiếu với biểu đồ đánh giá chỉ số BMI trên, ta thấy với độ tuổi 10 (nằm ngang) và chỉ số BMI là 17.751 sẽ nằm ở vùng màu xanh, nghĩa là trẻ có sức khỏe dinh dưỡng tốt, ba mẹ có thể yên tâm nhé.
>> Tham khảo:
- Chiều cao cân nặng trẻ 3 tuổi bao nhiêu là chuẩn?
- Chiều cao cân nặng trẻ 4 tuổi bao nhiêu là chuẩn?
- Chiều cao cân nặng bé trai, bé gái 5 tuổi chuẩn
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của nữ từ 0-18 tuổi theo WHO
Chiều cao cân nặng của bé gái từ 0-2 tuổi
Trong giai đoạn này, bé phát triển nhanh chóng cả về thể chất và trí não. Chính vì thế, Bố mẹ phải thường xuyên cập nhật tình trạng phát triển của con để đảm bảo bé đang phát triển đúng theo tiêu chuẩn, nhận đủ dinh dưỡng cần thiết, và phát hiện kịp thời khi bé có dấu hiệu bất thường. Điều này giúp bố mẹ có thể điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và chăm sóc cho con một cách phù hợp. Từ đó hỗ trợ bé phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần. Bố mẹ có thể tham khảo bảng chiều cao cân nặng bé gái trong giai đoạn từ 0-2 tuổi như sau:
Tuổi Cân nặng (kg) Chiều cao (cm) -2SD TB +2SD -2SD TB +2SD 0 tháng 2,4 3,2 4,2 45,4 49,1 52,9 1 tháng 3,2 4,2 5,5 49,8 53,7 57,6 2 tháng 3,9 5,1 6,6 53 57,1 61,1 3 tháng 4,5 5,8 7,5 55,6 59,8 64 4 tháng 5 6,4 8,2 57,8 62,1 66,4 5 tháng 5,4 6,9 8,8 59,6 64 68,5 6 tháng 5,7 7,3 9,3 61,2 65,7 70,3 7 tháng 6 7,6 9,8 62,7 67,3 71,9 8 tháng 6,3 7,9 10,2 64 68,8 73,5 9 tháng 6,5 8,2 10,5 65,3 70,1 75 10 tháng 6,7 8,5 10,9 66,5 71,5 76,4 11 tháng 6,9 8,7 11,2 67,7 72,8 77,8 12 tháng 7 8,9 11,5 68,9 74 79,2 13 tháng 7,2 9,2 11,8 70 75,2 80,5 14 tháng 7,4 9,4 12,1 71 76,4 81,7 15 tháng 7,6 9,6 12,4 72 77,5 83 16 tháng 7,7 9,8 12,6 73 78,6 84,2 17 tháng 7,9 10 12,9 74 79,7 85,4 18 tháng 8,1 10,2 13,2 74,9 80,7 86,5 19 tháng 8,2 10,4 13,5 75,8 81,7 87,6 20 tháng 8,4 10,6 13,7 76,7 82,7 88,7 21 tháng 8,6 10,9 14 77,5 83,7 89,8 22 tháng 8,7 11,1 14,3 78,4 84,6 90,8 23 tháng 8,9 11,3 14,6 79,2 85,5 91,9 24 tháng 9 11,5 14,8 80 86,4 92,9Bảng chiều cao cân nặng của bé gái từ 0-2 tuổi (Nguồn: Huggies)
Chiều cao cân nặng của bé gái từ 2-10 tuổi
Giai đoạn từ 2 đến 10 tuổi là thời kỳ chiều cao và cân nặng của bé gái phát triển ổn định nhất, với mức tăng trưởng trung bình khoảng 5-8 cm mỗi năm. Để hỗ trợ con phát triển khỏe mạnh, bố mẹ nên chú trọng chế độ dinh dưỡng hợp lý và khuyến khích con vận động. Hãy cùng tham khảo bảng dưới đây để theo dõi sự phát triển chiều cao chuẩn bé gái qua từng năm:
Tuổi Cân nặng (kg) Chiều cao (cm) -2SD TB +2SD -2SD TB +2SD 2,5 tuổi 10.0 12.7 16.5 83.6 90.7 97.7 3 tuổi 10.8 13.9 18.1 87.4 95.1 102.7 3,5 tuổi 11.6 15.0 19.8 90.9 99.0 107.2 4 tuổi 12.3 16.1 21.5 94.1 102.7 111.3 4,5 tuổi 13.0 17.2 23.2 97.1 106.2 115.2 5 tuổi 13.7 18.2 24.9 99.9 109.4 118.9 5,5 tuổi 14.6 19.1 26.2 102.3 112.2 122.0 6 tuổi 15.3 20.2 27.8 104.9 115.1 125.4 6,5 tuổi 16.0 21.2 29.6 107.4 118.0 128.6 7 tuổi 16.8 22.4 31.4 109.9 120.8 131.7 7,5 tuổi 17.6 23.6 33.5 112.4 123.7 134.9 8 tuổi 18.6 25.0 35.8 115.0 126.6 138.2 8,5 tuổi 19.6 26.6 38.3 117.6 129.5 141.4 9 tuổi 20.0 28.2 41.0 120.3 132.5 144.7 9,5 tuổi 20.8 30.0 43.8 123.0 135.5 148.1 10 tuổi 23.3 31.9 46.9 125.8 138.6 151.4Bảng chiều cao cân nặng chuẩn cho bé gái từ 2-8 tuổi (Nguồn: Huggies)
>> Tham khảo: Lịch sinh hoạt bé 1 tuổi: Ăn, ngủ. Vui chơi mẹ cần biết
Chiều cao cân nặng của bé gái từ 10-18 tuổi
Trong giai đoạn từ 10 đến 18 tuổi, bé gái bước vào thời kỳ dậy thì với nhiều thay đổi mạnh mẽ về chiều cao và cân nặng. Đây là thời điểm mà khả năng phát triển thể chất đạt mức cao nhất, giúp bé hoàn thiện vóc dáng và sức khỏe. Để hỗ trợ con phát triển tối ưu, bố mẹ cần theo dõi các chỉ số cơ thể của con, đặc biệt là chỉ số BMI. Chỉ số BMI lý tưởng trong độ tuổi này thường nằm trong khoảng 18,5 đến 24,9.
Mời Bố mẹ tham khảo chiều cao cân nặng bé gái từ 10-18 tuổi trong bảng dưới đây:
Tuổi Cân nặng (kg) Chiều cao (cm) -2SD TB +2SD -2SD TB +2SD 10,5 tuổi 23.1 34.7 52.8 127.6 141.5 155.3 11 tuổi 24.5 37.0 56.4 130.9 144.8 156.7 11,5 tuổi 25.9 39.2 60.0 134.4 148.2 162.0 12 tuổi 27.4 41.5 63.3 137.9 151.5 165.4 12,5 tuổi 29.1 43.8 66.5 144.1 154.6 168.0 13 tuổi 30.8 46.1 69.4 143.8 157.1 170.5 13,5 tuổi 32.5 48.3 72.4 145.7 159.0 172.4 14 tuổi 34.2 50.3 75.5 147.0 160.4 173.7 14,5 tuổi 35.9 52.1 76.5 147.5 161.8 174.7 15 tuổi 37.9 53.7 78.3 148.1 162.1 175.3 15,5 tuổi 38.7 55.0 79.6 148.5 162.4 175.6 16 tuổi 39.8 55.9 80.6 149.1 162.7 175.7 16,5 tuổi 40.7 56.4 81.2 149.7 163.1 175.8 17 tuổi 41.3 56.7 81.5 150.4 163.4 175.8 17,5 tuổi 41.8 56.7 81.5 151.1 163.4 175.8 18 tuổi 42.1 56.7 81.5 151.8 163.7 176.8Bảng chiều cao cân nặng chuẩn cho bé gái từ 10-18 tuổi (Nguồn: Huggies)
Cách đo chiều cao cân nặng bé gái đơn giản, chính xác
Hướng dẫn đo chiều cao
Cách 1: Đo chiều cao cho bé ở tư thế nằm
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 24 tháng, đo chiều cao ở tư thế nằm là phương pháp an toàn và chính xác nhất. Để đo được chiều cao của bé, Bố mẹ có thể tham khảo các thao tác như bên dưới:
Chuẩn bị dụng cụ: Bố mẹ cần sử dụng thước mềm dẻo, dễ dàng đặt dọc theo cơ thể trẻ. Tiếp theo, đặt trẻ nằm trên bề mặt phẳng và cần có thêm một người giữ cho bé cố định.
Cách đo:
- Bước 1: Đặt trẻ nằm ngửa trên bề mặt phẳng, để thẳng cơ thể.
- Bước 2: Người hỗ trợ đặt đầu trẻ nằm thẳng và ngang với bề mặt giường.
- Bước 3: Kéo nhẹ chân trẻ để chân thẳng và hai bàn chân vuông góc với sàn
- Bước 4: Đặt thước đo từ đỉnh đầu đến gót chân của bé và ghi lại số đo chính xác
Lưu ý:
- Bố mẹ nên đo chiều cao của sơ sinh và trẻ nhỏ định kỳ (mỗi tháng/lần) trong 2 năm đầu để theo dõi sự phát triển của con
- Đảm bảo trẻ thoải mái và không căng thẳng khi đo, để tránh ảnh hưởng đến kết quả
Cách 2: Đo ở tư thế đứng
Bé trên 2 tuổi đã có khả năng nhận thức tốt hơn và có thể đứng vững. Chính vì thế, Bố mẹ có thể đo chiều cao cho bé ở tư thế đứng. Dưới đây là các bước thực hiện:
Chuẩn bị dụng cụ: Bố mẹ nên sử dụng thước đo chuyên dụng treo tường hoặc thước dây dài. Cho con đứng nơi có sàn cứng, phẳng và có tường đứng phẳng. Sau đó, sử dụng một cuốn sách mỏng hoặc vật thẳng để đặt ngang đầu trẻ.
Cách đo:
- Bước 1: Cho trẻ đứng thẳng lưng áp sát vào tường, đảm bảo hai gót chân khép lại và chạm vào nhau, mông, lưng và đầu đều áp sát vào tường.
- Bước 2: Trẻ cần nhìn thẳng về phía trước, tạo góc 90 độ giữa mặt và tường.
- Bước 3: Đặt vật chuẩn (cuốn sách hoặc vật thẳng) lên đầu trẻ sao cho vuông góc với tường.
- Bước 4: Đánh dấu vị trí mép dưới của vật chuẩn trên tường (đỉnh đầu của trẻ) và sử dụng thước đo để đo từ điểm đánh dấu này xuống sàn
Lưu ý:
- Bố mẹ nên đo chiều cao vào buổi sáng, vì đây là thời điểm cơ thể trẻ đạt chiều cao tối đa trong ngày
- Lặp lại việc đo định kỳ (khoảng 6 tháng/lần) để theo dõi sự phát triển chiều cao của trẻ
>> Tham khảo: Trẻ mấy tháng biết bò? Dấu hiệu bé sắp biết bò mẹ nên lưu ý
Các bước để đo cho bé ở tư thế đứng (Nguồn: Huggies)
Hướng dẫn tính cân nặng cho bé
Bố mẹ có thể sử dụng cân điện tử hoặc cân cơ để đo cân nặng cho bé, trong đó cân điện tử được khuyến nghị vì cho kết quả chính xác hơn. Ngoài ra, bố mẹ cần đảm bảo con được cân trên bề mặt phẳng và cứng. Để thực hiện việc đo cân nặng, bố mẹ hãy làm theo quy trình sau:
- Bước 1: Đảm bảo rằng cân đã được hiệu chỉnh và đặt ở vị trí bằng phẳng. Nếu sử dụng cân điện tử, hãy bật nó lên và đợi đến khi màn hình hiển thị số 0.
- Bước 2: Nếu trẻ còn nhỏ (dưới 2 tuổi), có thể bế trẻ để cân. Đứng lên cân và ghi lại trọng lượng. Sau đó, cân riêng trọng lượng của bạn (không có trẻ) để tính toán cân nặng của bé.
- Bước 3: Nếu trẻ đã lớn hơn 2 tuổi, hãy cho trẻ đứng thẳng trên cân, hai chân khép lại và giữ thẳng người.
- Bước 4: Ghi lại cân nặng của trẻ trên màn hình cân.
Lưu ý:
- Nên đo cân nặng vào cùng một thời điểm trong ngày (tốt nhất là vào buổi sáng sau khi trẻ thức dậy và chưa ăn sáng) để có kết quả chính xác nhất.
- Trẻ nên không mặc đồ nặng hoặc giày dép khi cân để tránh làm sai lệch kết quả.
- Đo cân nặng định kỳ (tháng/lần) để theo dõi sự phát triển và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khi cần thiết.
>> Tham khảo: Cách tăng sức đề kháng cho trẻ khỏe mạnh: Sữa, Thuốc, Thực phẩm
Hướng dẫn tính cân nặng cho bé gái (Nguồn: Huggies)
Những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của bé gái
Việc phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, việc nhận biết và kiểm soát những yếu tố này là rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh cho trẻ.
Di truyền
Di truyền là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của bé gái. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì chiều cao của bé phần lớn lại bị tác động bởi chế độ dinh dưỡng. Cụ thể, yếu tố di truyền chỉ chiếm 23% trong sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, vận động đóng góp 20%, chế độ dinh dưỡng quyết định 32%. Các yếu tố ảnh hưởng còn lại là do môi trường sống, bẩm sinh.
Sức khỏe mẹ trong thời kỳ mang thai
Trong giai đoạn mang thai, trọng lượng và chiều dài của thai nhi được quyết định bởi chế độ dinh dưỡng của mẹ. Chính vì thế, mẹ phải bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng như chất đạm, iod, sắt cho bà bầu, acid folic… trong cả thời kỳ trước và sau khi sinh để đảm bảo con được phát triển toàn diện.
Chế độ dinh dưỡng
Bé thường xuyên ăn những thực phẩm không lành mạnh với các món ăn chế biến sẵn có thể dẫn đến tình trạng thừa cân hoặc thiếu cân ở bé. Từ đó dẫn đến trẻ thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu như canxi, vitamin D và protein dẫn đến sự phát triển chiều cao và cân nặng không tối ưu
>> Tham khảo: Nên bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh thế nào là đúng?
Ảnh hưởng do thuốc
Khi trẻ sử dụng thuốc kháng sinh liều cao trong một thời gian dài mà không có sự tham khảo hoặc chỉ định từ bác sĩ. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề như dị ứng hoặc kháng thuốc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của trẻ. Vì vậy, khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, mẹ cần có sự tư vấn từ bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho con.
Môi trường sống
Sự ô nhiễm không khí và tình hình dịch bệnh khiến trẻ dễ mắc các bệnh lý như hen suyễn và bệnh đường hô hấp. Các bệnh này khiến bé khó hấp thu dinh dưỡng, giảm khả năng vận động. Từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển về chiều cao và cân nặng của bé.
Ít vận động
Khi bé ít tham gia các hoạt động thể thao hay các trò chơi vận động, cơ thể sẽ thiếu sự kích thích cơ và xương, làm giảm quá trình tăng trưởng chiều cao. Thêm vào đó, thiếu vận động khiến khả năng trao đổi chất của trẻ bị chậm lại, dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì.
Giấc ngủ không đủ
Giấc ngủ của trẻ không đủ sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển toàn diện của bé. Nếu bé không ngủ đủ 8-10 tiếng mỗi đêm, hormone tăng trưởng - chất tiết ra nhiều khi ngủ sâu - sẽ bị thiếu hụt, khiến bé dễ chậm lớn và không đạt cân nặng như mong muốn.
>> Tham khảo: Danh sách 20 bài nhạc ru bé ngủ ngon thông minh hay nhất
Rối loạn nội tiết, Hormone
Khi cơ thể bé không sản xuất đủ hormone tăng trưởng, trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc tăng chiều cao. Mức estrogen không ổn định, quá trình trao đổi chất gặp vấn đề, dẫn đến tình trạng bé gái bị thừa hoặc thiếu cân. Ngoài ra, rối loạn nội tiết có thể gây ra những triệu chứng khác như mệt mỏi, căng thẳng, và các vấn đề tâm lý. Dẫn đến bé giảm khả năng vận động và ăn uống.
Để hỗ trợ sự phát triển chiều cao cân nặng của bé gái, phụ huynh nên chú trọng đến chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bao gồm canxi cho bé, vitamin D và protein,... từ thực phẩm tươi ngon. Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động thể chất thường xuyên và đảm bảo ngủ đủ giấc sẽ giúp tối ưu hóa sự phát triển. Ngoài ra, việc tạo ra một môi trường sống tích cực và theo dõi sức khỏe định kỳ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh và cải thiện tình trạng chiều cao và cân nặng của trẻ.
>> Tham khảo:
- Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho trẻ suy dinh dưỡng
- Chế độ dinh dưỡng 0-12 tháng tuổi: Ăn gì, lượng ăn bao nhiêu
Câu hỏi thường gặp về chiều cao cân nặng của bé gái
Bé gái 15 tuổi cao bao nhiêu?
Chiều cao của bé gái 15 tuổi thường dao động trong khoảng từ 152.9 cm đến 166.5 cm. Theo thống kê, chiều cao trung bình của bé gái ở độ tuổi này là khoảng 159.7 cm, với độ lệch chuẩn là +/- 6.8 cm. Điều này có nghĩa là nếu chiều cao của bé nằm trong khoảng này, thì sự phát triển của bé được coi là tốt. Tuy nhiên, chiều cao còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như di truyền, chế độ dinh dưỡng và mức độ vận động, nên mỗi bé gái có thể có sự phát triển khác nhau.
Bé gái 4 tuổi nặng bao nhiêu kg?
Bé gái 4 tuổi thường có cân nặng từ 15kg đến 16,1kg, cân nặng này phù hợp với chiều cao trung bình khoảng 100cm đến 102,7cm của bé. Việc duy trì cân nặng trong khoảng này là rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh và cân đối cho trẻ. Vì thế, Bố mẹ nên theo dõi sự phát triển của trẻ thường xuyên để đảm bảo trẻ đang trong khoảng cân nặng và chiều cao lý tưởng cho độ tuổi của trẻ.
Chiều cao và cân nặng của bé gái là những chỉ số quan trọng phản ánh sự phát triển thể chất mà bố mẹ cần theo dõi. Qua bảng chiều cao cân nặng của bé gái trong bài viết trên, hy vọng bé gái của bạn sẽ có một chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý để đạt chuẩn chiều cao và cân nặng lý tưởng. Nếu có thắc mắc, vui lòng gửi câu hỏi tại Góc Chuyên Gia của chúng tôi để nhận tư vấn chi tiết!
>> Có thể Bố mẹ sẽ quan tâm:
- Biểu đồ tăng trưởng của trẻ: Cân nặng, chiều cao
- Các tuần khủng hoảng Wonder Week của trẻ và cách vượt qua
- Nên tẩy giun cho trẻ khi nào? Lưu ý sử dụng thuốc tẩy giun
>> Nguồn tham khảo:
- https://www.vinmec.com/eng/article/growth-chart-and-average-weight-for-babies-toddlers-en
- https://www.babycenter.com/baby/baby-development/average-weight-and-growth-chart-for-babies-toddlers-and-beyo_10357633