Nhiễm trùng tai ở trẻ sơ sinh và trẻ em

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trương Thành Tâm - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ Tâm đã có 15 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Nhi khoa.

Nhiễm trùng tai ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ xảy ra rất phổ biến, đặc biệt là sau khi trẻ bị cảm lạnh hoặc cúm. Các dấu hiệu của nhiễm trùng tai bao gồm quấy khóc, đau tai, sốt và chán ăn.

1. Nhiễm trùng tai là gì?

Nhiễm trùng tai hay còn được gọi là viêm tai giữa, một bệnh nhiễm trùng tai có liên quan đến tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng tai giữa (một túi nhỏ chứa đầy không khí phía sau màng nhĩ).

Nhiễm trùng tai ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ xảy ra rất phổ biến, đặc biệt là sau khi trẻ bị cảm lạnh hoặc cúm. Các dấu hiệu của nhiễm trùng tai bao gồm quấy khóc, đau tai, sốt và chán ăn. Tuy nhiên, hầu hết trẻ em sẽ khỏe hơn trong vài ngày sau khi được nghỉ ngơi, uống nhiều nước và dùng thuốc giảm đau không kê đơn (nếu bác sĩ khuyến nghị). Nhưng nếu trẻ từ 6 tháng trở xuống, xuất hiện các triệu chứng ở cả hai tai hoặc có các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao hơn 39 độ C, bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ và có khả năng trẻ cần được điều trị bằng kháng sinh.

Có một số tình trạng viêm tai giữa khác nhau, nhưng thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ em là viêm tai giữa cấp tính (AOM).Với loại nhiễm trùng tai này, chất lỏng bị mắc kẹt sau màng nhĩ, và các bộ phận của tai giữa bị nhiễm trùng và sưng lên. Điều này khiến tai bị đau và trẻ cũng có thể bị sốt.

Nhiễm trùng tai gây ra nhiều đau đớn cho trẻ em

2. Nguyên nhân nào gây ra nhiễm trùng tai?

Nhiễm trùng tai giữa có thể do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Sau khi bị bệnh như cảm lạnh hoặc cúm, chất lỏng có thể tích tụ trong tai giữa, tạo điều kiện cho vi khuẩn hoặc virus di chuyển đến khu vực này sinh sôi và gây nhiễm trùng.

Thông thường, bất kỳ chất lỏng nào đi vào khu vực này sẽ nhanh chóng thoát qua vòi nhĩ, nối tai giữa với phía sau mũi và cổ họng. Nhưng nếu vòi nhĩ bị tắc - như thường xảy ra khi bị cảm lạnh, nhiễm trùng xoang ( viêm xoang) và thậm chí là dị ứng - thì chất lỏng sẽ bị kẹt trong tai giữa.

Vi trùng thích phát triển ở những nơi tối, ấm và ẩm ướt, vì vậy tai giữa chứa đầy dịch là nơi sinh sản hoàn hảo. Khi tình trạng nhiễm trùng nặng hơn, tình trạng viêm nhiễm trong và sau màng nhĩ cũng có xu hướng nặng hơn, khiến cảm giác đau đớn trở nên nghiêm trọng hơn. Trẻ cũng có thể bị sốt khi cơ thể chống chọi với nhiễm trùng.

Trẻ bị viêm xoang tăng nguy cơ nhiễm trùng tai

Sử dụng núm vú giả có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai giữa. Trong một nghiên cứu, tỷ lệ nhiễm trùng tai thấp hơn 33% ở những trẻ không sử dụng núm vú giả.

Trẻ sơ sinh dễ bị nhiễm trùng tai hơn vì chúng có vòi nhĩ nằm ngang ngắn (khoảng 1/2 inch). Khi trẻ em lớn lên đến tuổi trưởng thành, vòi nhĩ của chúng có chiều dài gấp ba lần và trở nên thẳng đứng hơn, cho phép chất lỏng thoát ra dễ dàng hơn.

3. Dấu hiệu của nhiễm trùng tai ở trẻ sơ sinh và trẻ em

Cách dễ nhất để biết trẻ có thể bị nhiễm trùng tai (hoặc bất kỳ bệnh nào khác liên quan tới tình trạng này) hay không là quan sát sự thay đổi tâm trạng của trẻ.

Nếu trẻ quấy khóc hoặc bắt đầu khóc nhiều hơn bình thường, Nếu trẻ bị sốt (dù nhẹ hay cao), đây cũng chính là những dấu hiệu của viêm tai. Nhiễm trùng tai có xu hướng xảy ra sau khi trẻ bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng xoang, vì vậy bạn cần lưu ý những điều này.

Ngoài ra, trẻ bị nhiễm trùng tai thường xuất hiện các dấu hiệu sau:

Nôn mửa là một trong những dấu hiệu nhiễm trùng tai ở trẻ

Nếu trẻ mới biết đi, đau tai thường là triệu chứng đáng chú ý đầu tiên. Trẻ dễ trở nên cáu kỉnh hoặc thường giật mạnh tai.

Ngoài các triệu chứng trên, bạn có thể nhận thấy một số biểu hiện khác ở trẻ khi bị nhiễm trùng tai, bao gồm:

4. Nhiễm trùng tai ở trẻ em xảy ra phổ biến như thế nào?

Nhiễm trùng tai là một trong những bệnh được chẩn đoán phổ biến nhất ở trẻ em tại Hoa Kỳ. Một nghiên cứu được thực hiện cho thấy 23% trẻ sơ sinh bị ít nhất một lần nhiễm trùng tai khi trẻ được 1 tuổi, và hơn một nửa bị ít nhất một lần nhiễm trùng tai vào năm 3 tuổi.

5. Điều trị nhiễm trùng tai ở trẻ sơ sinh và trẻ em

Điều trị nhiễm trùng tai phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng và tuổi của trẻ. Trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi trở xuống và trẻ bị bệnh nặng có thể cần được điều trị bằng kháng sinh. Đối với hầu hết các trường hợp khác, các bác sĩ khuyên bạn nên chờ đợi và thăm khám trong vòng 2-3 ngày, vì bệnh nhiễm trùng tai thường sẽ tự khỏi. Khoảng 80% trẻ em mắc AOM khỏi bệnh mà không cần dùng kháng sinh.

Trong nhiều năm qua, thuốc kháng sinh được coi là hàng phòng thủ đầu tiên chống lại nhiễm trùng tai, nhưng giờ đây, các bác sĩ đang kê đơn thuốc một cách thận trọng hơn. Việc dùng thuốc kháng sinh quá thường xuyên là một điều đáng lo ngại vì nó có thể khiến trẻ dễ bị nhiễm trùng kháng thuốc.

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ xem liệu tình trạng của trẻ đã cần sử dụng thuốc kháng sinh hay chưa. Ngoài thuốc kháng sinh, bác sĩ có thể đề xuất một phương pháp điều trị như sau:

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị điều trị nhiễm trùng tai bằng kháng sinh cho:

Nếu trẻ cần dùng kháng sinh, hãy cho trẻ uống hết liệu trình, ngay cả khi trẻ đã cảm thấy khỏe hơn. Sau đó, hãy kiểm tra lại tai sau vài tuần để bác sĩ có thể đảm bảo rằng thuốc có tác dụng.

Nếu tình trạng của trẻ không cải thiện sau 48 đến 72 giờ dùng thuốc kháng sinh, hãy cho bác sĩ biết. Bác sĩ có thể chỉ định loại thuốc khác cho trẻ.

6. Tại sao bác sĩ lo ngại về việc kê đơn thuốc kháng sinh cho trẻ bị nhiễm trùng tai?

Các bác sĩ thường thận trọng trong việc kê đơn thuốc kháng sinh vì ngày càng có nhiều vi khuẩn kháng thuốc. Và bên cạnh việc góp phần chống lại tình trạng kháng thuốc kháng sinh, việc cho trẻ uống thuốc kháng sinh còn tiêu diệt các vi khuẩn tốt, điều cần thiết để giữ cho đường tiêu hóa khỏe mạnh.

Ngoài ra, nhiễm trùng tai có thể do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Vì thuốc kháng sinh không có tác dụng chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi-rút gây ra, nên các bác sĩ thận trọng hơn khi kê đơn thuốc.

Các công ty dược phẩm đã từng đi trước một bước bằng cách liên tục giới thiệu các loại thuốc mới, nhưng vi khuẩn đã biến đổi nhanh chóng để đáp ứng, khiến thuốc kém hiệu quả hơn. Các bác sĩ nói rằng cha mẹ có thể giúp chống lại vấn đề này bằng cách không yêu cầu dùng thuốc kháng sinh cho mỗi lần trẻ bị nhiễm trùng tai hoặc cảm lạnh thông thường.

Bạn nên liên hệ với bác sĩ khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng tai đầu tiên. Nếu bác sĩ yêu cầu bạn vào, có thể bác sĩ cần xem xét tai của con bạn bằng kính soi tai. Màng nhĩ đỏ, phồng lên và chảy dịch có thể là biểu hiện của tai bị nhiễm trùng.

Bác sĩ cũng có thể kiểm tra xem màng nhĩ có di chuyển để phản ứng với một thiết bị gọi là ống soi tai khí nén, thiết bị này sẽ giải phóng một luồng không khí ngắn vào tai. Nếu nó không di chuyển, đó là một dấu hiệu khác cho thấy chất lỏng đang tích tụ trong tai giữa và có thể bị nhiễm trùng.

Cho dù phương pháp điều trị là chờ đợi theo dõi hay dùng thuốc kháng sinh, tình trạng của trẻ sẽ được cải thiện mỗi ngày. Nếu tình trạng của trẻ không tốt hơn sau 48 đến 72 giờ, hãy cho bác sĩ biết. Bạn nên cho trẻ quay lại tái khám và bắt đầu dùng thuốc kháng sinh, hoặc thay đổi thuốc kháng sinh nếu con bạn đã dùng thuốc trước đó.

Việc sử dụng thuốc kháng sinh cần hết sức thận trọng ở trẻ nhỏ

7. Các biện pháp khắc phục nhiễm trùng tai

Dưới đây là một số cách để giúp con bạn cảm thấy tốt hơn khi trẻ bị nhiễm trùng tai:

Đây là những điều không nên làm khi trẻ bị nhiễm trùng tai:

Khi trẻ bị nhiễm trùng tai, ba mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước

8. Cách phòng ngừa nhiễm trùng tai ở trẻ sơ sinh và trẻ em

Sau đây là các bước bạn có thể làm để giảm nguy cơ tái phát nhiễm trùng tai ở trẻ.

Tiêm chủng phòng cúm là một cách phòng ngừa nhiễm trùng tai ở trẻ sơ sinh và trẻ em

9. Phẫu thuật ống tai có thể giúp chữa nhiễm trùng tai tái phát không?

Có khả năng. Các bác sĩ đang có ý kiến trái chiều về việc liệu có nên phẫu thuật ống tai trong trường hợp nhiễm trùng tai tái phát hay không vì không có nhiều nghiên cứu về hiệu quả của chúng và dữ liệu hiện có là không thể kết luận. Theo AAP, "Ngày càng có nhiều nghiên cứu được kiểm soát tốt hơn về việc phẫu thuật ống tai sẽ giúp xác định lợi ích và tác hại của nó."

Nếu bác sĩ của con bạn đề nghị phẫu thuật ống tai, bạn sẽ được thông báo về ưu và nhược điểm của thủ thuật. Bác sĩ có thể đề nghị phương pháp điều trị này nếu con bạn:

Theo AAP cho biết ống tai có thể được áp dụng cho trẻ sơ sinh (ít nhất 6 tháng tuổi) và trẻ đã có ba đợt AOM tái phát trong sáu tháng, hoặc bốn đợt trong một năm với đợt gần đây nhất xảy ra trong sáu tháng qua .

Quy trình thực hiện phẫu thuật ống tai như sau:

Phẫu thuật ống tai cần đến phương pháp gây mê toàn thân

Giống với bất kỳ cuộc phẫu thuật nào, phẫu thuật ống tai cũng có thể xuất hiện một số rủi ro như:

Nhiễm trùng tai ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh có thể chuyển nặng hoặc nếu không được điều trị có thể làm vỡ màng nhĩ của trẻ. Các vết rách không xảy ra thường xuyên và thường mau lành, nhưng điều quan trọng là phải theo dõi với bác sĩ để đảm bảo nhiễm trùng đã hết và màng nhĩ đang lành lại.

Nhiễm trùng tai tái phát nhiều lần đôi khi có thể gây mất thính lực và để lại sẹo. Và trong một số rất hiếm các trường hợp, nhiễm trùng tai không được điều trị sẽ dẫn đến viêm xương chũm (nhiễm trùng hộp sọ sau tai) hoặc viêm màng não.

Ngay khi bé có những triệu chứng của viêm tai giữa, bạn nên đưa trẻ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa sớm để được khám và tư vấn điều trị kịp thời.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Video đề xuất:

Viêm tai giữa có ảnh hưởng gì đến bé không?

Link nội dung: https://blog24hvn.com/vanh-tai-tre-so-sinh-chay-nuoc-vang-a40602.html