Kinh nghiệm đi khám Khoa Thận tiết niệu - Bệnh viện Bạch Mai

khoa Thận tiết niệu bệnh viện Bạch Mai
Khoa Thận tiết niệu nằm ở tầng 5 nhà P (tòa nhà Việt Nhật)

Bài viết này dành cho những ai đang có dự định đi khám hoặc đưa người nhà đi khám tại Khoa Thận tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai. Hy vọng có thể giúp quá trình khám chữa bệnh của bạn được dễ dàng hơn.

Đầu tiên, có thể nói rằng Bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện đầu ngành về Nội khoa, trong đó có Thận Tiết niệu. Vì thế bạn có thể yên tâm đi khám và điều trị tại đây. Hơn nữa ở đây thiết bị, kỹ thuật điều trị cũng hiện đại, đầy đủ, phù hợp cho cả bệnh nhẹ và bệnh nặng.

1. Khoa Thận tiết niệu - Bệnh viện Bạch Mai

Giới thiệu chung

Khoa Thận tiết niệu - Bệnh viện Bạch Mai được hình thành từ năm 1981, với tên gọi cũ là C6.

Đến năm 2000 khoa chuyển lên tầng 5 nhà P (tòa nhà Việt Nhật). Hiện nay Khoa đã lớn mạnh và xứng đáng là chuyên khoa đầu ngành trong cả nước với nhiều hoạt động đa dạng trong khám chữa bệnh nội trú và ngoại trú, đào tạo chỉ đạo tuyến và hợp tác quốc tế.

Nhiều kĩ thuật hiện đại được áp dụng vào điều trị cho bệnh nhân: kĩ thuật siêu lọc máu, lọc máu cấp cứu, lọc màng bụng liên tục ngoại trú, kĩ thuật lọc huyết tương (DFPP),thay huyết tương (PE),tán sỏi ngoài cơ thể, ghép thận và quản lý bệnh nhân sau ghép đã trở thành thường quy…

Sau đây là một số thông tin sau đâu là cần thiết, người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân nên lưu ý khi cần có thể sử dụng.

Số điện thoại

Địa chỉ

Vị trí

Tầng 5 nhà P (tòa nhà Việt Nhật) - Bệnh viện Bạch Mai. Bạn có thể đi vào từ cổng Giải Phóng, hoặc đi từ cổng phụ ở đường Phương Mai.

2. Khoa Thận tiết niệu khám và điều trị những bệnh gì

Nhiều bệnh viện hiện nay có chuyên khoa Thận tiết niệu, nhưng mỗi nơi sẽ có thế mạnh điều trị các bệnh khác nhau. Tại khoa Thận tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai khám và điều trị:

Bệnh thận tiết niệu người lớn

Bệnh Nam khoa

Cách đây vài năm, Khoa Thận tiết niệu đã mở thêm Đơn vị Nam học để thăm khám và điều trị cho bệnh nhân.

Khám nam khoa tại Khoa Thận tiết niệu

Nhiều kỹ thuật hiện đại đã và đang được áp dụng tại Khoa

Kỹ thuật trong chẩn đoán và điều trị tại khoa thận tiết niệu
Một số kỹ thuật trong chẩn đoán và điều trị tại Khoa Thận tiết niệu Bạch Mai

3. Một số bác sĩ đã và đang làm việc tại Khoa Thận tiết niệu - Bệnh viện Bạch Mai

Bạn cũng nên biết đến một số bác sĩ giỏi đã và đang làm việc tại khoa để việc chữa bệnh được hiệu quả hơn:

PGS.TS.BS Đinh Thị Kim Dung

Bác sĩ Dung hiện nay đã nghỉ hưu, là một bác sĩ giỏi về nhóm bệnh Thận - Tiết niệu. Bác sĩ Dung được cả bệnh nhân và giới chuyên môn đánh giá cao.

PGS.TS.BS Đỗ Gia Tuyển

ThS.BS Mai Thị Hiền

TS.BS Đặng Thị Việt Hà

ThS.BS Nguyễn Quang Khôi

PGS. TS Đỗ Giai Tuyển là một trong những bác sĩ giỏi về Thận tiết niệu hiện nay

4. Những ai nên khám và điều trị tại Khoa Thận tiết niệu - Bệnh viện Bạch Mai

Tùy theo tình trạng của bạn mà nên khám chữa ở đâu cho thuận tiện nhất. Nếu bạn ở xa Hà Nội thì cũng nên xem xét đi khám ở các bệnh viện tuyến địa phương trước, vừa thuận tiện cho việc đi lại, chăm sóc, đối với bệnh nhân có BHYT lại được hưởng bảo hiểm đúng tuyến.

Nhưng nếu đã khám chữa ở tuyến dưới nhưng hiệu quả không tốt, hoặc muốn yên tâm hơn thì có thể đến Bệnh viện Bạch Mai, đây được xem là bệnh viện tuyến cuối, tuyến cao nhất cả nước. Nhìn chung thì các bệnh về thận, tiết niệu nặng hay nhẹ đều có thể điều trị tại Khoa Thận tiết niệu Bạch Mai được.

Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý là có một số kỹ thuật khó mà nhiều nơi không thực hiện được (hoặc thực hiện chưa tốt),mà bệnh viện Bạch Mai lại có thế mạnh về những kỹ thuật này, như:

Theo đó, nếu bạn mắc các bệnh như: suy thận cấp, suy thận mạn tính, hội chứng thận hư, bệnh thận đa nang, sỏi thận, viêm tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt, bệnh nam khoa… thì đều có thể đến khám chữa tại Khoa Thận tiết niệu Bạch Mai.

5. Kinh nghiệm đi khám Thận tiết niệu tại Bệnh viện Bạch Mai

Bạn đến Khu khám của bệnh viện (tòa nhà 4 tầng, ở ngay bên tay phải khi đi từ cổng chính vào). Đến đó lấy số khám và đăng ký khám thận tiết niệu, nhân viên sẽ hướng dẫn cụ thể. Bạn yên tâm là sẽ có bác sĩ chuyên khoa Thận tiết niệu trực tiếp khám.

Ở đây làm việc từ 7h30 - 11h30 và 13h30 - 16h30 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Vì tình trạng chung của bệnh viện Bạch Mai là đông và chờ đợi lâu, nên tốt nhất là bạn nên đến sớm để xếp hàng lấy số khám (bệnh viện phát số khám sau 6h). Nếu sức khỏe của người bệnh không tốt thì nên nhờ người nhà đến xếp hàng lấy số khám trước, khi nào gần đến lượt thì đến...

Nếu bạn là bệnh nhân cũ đến tái khám thì có thể đến trực tiếp Khoa Thận tiết niệu ở tầng 5 nhà Việt Nhật, đến đó và trao đổi với nhân viên ở bàn tiếp đón.

buổi hổi chẩn tại Khoa Thận tiết niệu
Một buổi hội chẩn tại Khoa Thận tiết niệu

6. Một số lưu ý quan trọng khác

Khám thận tiết niệu cũng có một số điểm đặc thù khác với các chuyên khoa khác, bạn cũng nên lưu ý:

Ngoài khu vực gửi xe trong bệnh viện, thì bệnh nhân và người nhà có thế gửi xe ở chân cầu vượt ggã tư Vọng.

Lưu ý quan trọng:

Xem thêm bài viết

Link nội dung: https://blog24hvn.com/khoa-than-tiet-nieu-benh-vien-bach-mai-a44515.html