Động mạch là một phần của hệ tuần hoàn. Vậy chức năng, cấu tạo của động mạch ra sao? Vị trí động mạch nằm ở đâu trong cơ thể? ThS.BS Phạm Hoàng Trọng Hiếu, chuyên khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh sẽ giải đáp rõ trong phần nội dung dưới đây.
Các mạch máu dẫn máu từ tim đến các mô là các động mạch. Trên đường đi tới các mô, động mạch chia nhánh nhỏ dần, từ các động mạch cỡ lớn đến các động mạch cỡ vừa rồi đến các tiểu động mạch. Tiểu động mạch chia thành các mao mạch. Động mạch đưa máu ra khỏi tim theo hai con đường riêng biệt:
Huyết áp ở động mạch cao hơn các bộ phận khác của hệ tuần hoàn. Ở mỗi chu kỳ tim, áp lực trong động mạch sẽ có sự thay đổi, cao nhất khi tim co bóp (thì tâm thu) và thấp nhất khi tim giãn (thì tâm trương). Sự kết hợp giữa cung lượng tim và sức cản mạch máu hệ thống là những yếu tố chính quyết định huyết áp động mạch tại bất kỳ thời điểm nào. (1)
Cơ thể có ba loại động mạch chính, bao gồm: động mạch đàn hồi, động mạch cơ và tiểu động mạch.
Các động mạch cỡ lớn, lớp áo giữa có nhiều sợi chun hơn sợi cơ trơn, được gọi là các động mạch đàn hồi. Sức đàn hồi của thành mạch giúp đẩy máu về phía trước lúc tâm thất giãn. Các động mạch đàn hồi bao gồm động mạch phổi và động mạch chủ, xuất phát từ tim. (2)
Áo giữa của các động mạch cỡ vừa có nhiều sợi cơ trơn hơn sợi chun nên chúng được gọi là các động mạch cơ, các động mạch này có vai trò phân phối máu đến các cơ quan hay các phần cơ thể nên cũng được gọi là các động mạch phân phối. Ví dụ: động mạch cánh tay, động mạch đùi…
Động mạch phân nhánh và trở thành các mạch nhỏ hơn gọi là tiểu động mạch, giúp phân phối máu qua mạng lưới mao mạch, có kích thước cực nhỏ. Các mao mạch là những vi mạch nối các tiểu động mạch và các tiểu tĩnh mạch. Mao mạch cho phép sự trao đổi chất dinh dưỡng và chất cặn bã giữa máu và các tế bào của mô qua dịch kẽ có thể xảy ra.
Thành mao mạch do nội mạc tạo nên, không có các lớp áo giữa và ngoài, một chất nào đó từ máu chỉ cần đi qua một lớp tế bào là tới được dịch kẽ và các tế bào của mỏ. Tuy nhiên, các tế bào máu và các chất có phân tử lớn hơn như protein huyết tương thì thường không qua được thành mao mạch.
Động mạch có vai trò đưa máu giàu oxy và các chất khác từ tim đến các bộ phận trong cơ thể. Thành tĩnh mạch cũng có ba lớp áo như động mạch nhưng mỏng hơn thành động mạch vì lớp áo giữa có ít sợi chun và sợi cơ trơn hơn. Thành tĩnh mạch không có các lá chun ngoài và trong như động mạch. Khi bị đứt thì tĩnh mạch xẹp xuống trong khi ở động mạch thì miệng đứt vẫn mở. Cấu tạo của động mạch cho phép thích nghi được với áp lực cao của máu mà tim bơm ra theo từng nhịp. (3)
Tĩnh mạch sẽ đưa máu nghèo oxy từ các tế bào và mô của cơ thể trở về tim. Một số tĩnh mạch có van (valve) để giúp cho máu chảy về tim bằng cách ngăn không cho máu chảy ngược lại. Van được tạo nên bởi một nếp gấp của nội mô, được tăng cường bởi mô liên kêt. Van có hình bán khuyên với mặt lõm hướng về tim.
Đối với hệ mạch phổi, cấu tạo động mạch và tĩnh mạch tương tự mạch hệ thống, tuy nhiên động mạch phổi có vai trò dẫn máu nghèo oxy từ tâm thất phải lên phổi, tại đây, sau khi trao đổi khí, màu giàu oxy theo hệ thống tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái.
Động mạch hệ thống giúp vận chuyển máu giàu oxy ra khỏi tim và cung cấp oxy, chất dinh dưỡng, hormone đi khắp cơ thể. Động mạch phân nhánh nhiều lần để hình thành các động mạch cực nhỏ, được gọi là tiểu động mạch, để phân phối máu vào các mao mạch. Mao mạch là nơi trao đổi chất giữa máu và các tế bào của mô. Động mạch phổi dẫn máu nghèo oxy từ tim phải lên phổi để trao đổi khí.
Các động mạch cụ thể cung cấp máu cho các cơ quan hoặc bộ phận nhất định, ví dụ như:
Động mạch có hình dạng như hình ống. Nhờ có thành dày hơn và nhiều sợi cơ trơn hơn so với tĩnh mạch nên chúng có thể chịu được áp lực của máu bơm từ tim đến.
Động mạch chủ là động mạch lớn nhất trong cơ thể, có đường kính khoảng 10 - 25mm. Các động mạch khác có đường kính từ 3 - 5mm. Các động mạch nhỏ nhất là tiểu mạch có thể có đường kính chỉ từ 0,3 - 0,01mm.
Các động mạch xuất phát từ động mạch chủ, lấy máu từ tim. Từ đó, các động mạch tiếp tục phân nhanh thành các mạch ngày càng nhỏ đi khắp cơ thể.
Thành động mạch có ba lớp riêng biệt bao gồm: lớp trong, lớp giữa và lớp ngoài.
Mạng lưới động mạch chính trong cơ thể gồm có:
Một số bệnh lý thường gặp có thể ảnh hưởng đến động mạch bao gồm:
Xảy ra khi các động mạch bị tắc nghẽn do sự tích tụ của các mảng bám trong thành động mạch. Các mảng bám được hình thành từ các chất béo, cholesterol, canxi và các chất khác.
Chứng phình động mạch chủ liên quan đến một vùng bình ra hoặc yếu đi ở động mạch chủ. Nếu túi phình này bị vỡ ra, có thể gây tử vong. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh hoa Kỳ (CDC), người có tiền sử hút thuốc lá chiếm khoảng 75% các chứng phình động mạch phát triển ở phần động mạch chủ qua bụng.
Bệnh nhân bị xơ vữa động mạch, các mảng bám xơ cứng động mạch làm thu hẹp lòng động mạch và giảm lưu lượng máu qua động mạch. Những mảng bám này bị vỡ ra sẽ hình thành huyết khối, khiến tình trạng tắc nghẽn trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí gây tắc nghẽn hoàn toàn.
Là kết quả của biến chứng xơ vữa động mạch nghiêm trọng, khi các mảng bám tích tụ lại gây tắc nghẽn dòng máu đến tim, dẫn đến đau tim. Các triệu chứng thường gặp bao gồm: đau ngực, chóng mặt, đổ mồ hôi lạnh, dễ mệt.
Các chất béo và cặn cholesterol tích tụ lại khiến các động mạch cảnh bị thu hẹp lại. Điều này làm giảm lưu lượng máu lên não và tăng nguy cơ đột quỵ.
Tăng huyết áp động mạch phổi (PAH) liên quan đến tình trạng tăng áp lực trong động mạch phổi, các động mạch trở nên dày và hẹp. Điều này khiến tim phải làm việc nhiều hơn, nguy cơ gây suy tim.
Bệnh lý này liên quan đến việc thu hẹp các động mạch mang máu từ tim đến chân và bàn chân. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm: hút thuốc lá, tiểu đường tuýp 2 và tuổi cao. Các triệu chứng của bệnh động mạch ngoại biên thường gặp là: đau ở chân hoặc hông, mỏi chân, đau khi đi lại nhiều hoặc leo cầu thang, vết loét ở chân hoặc cẳng chân lâu lành.
Một số tình trạng như huyết áp cao và cholesterol cao không có triệu chứng. Người bệnh không nhận thấy được động mạch của mình trở nên cứng hơn hoặc bị tắc nghẽn do các mảng bám tích tụ lại. Các triệu chứng cảnh báo bệnh lý liên quan đến động mạch có thể nhận biết bao gồm:
Để kiểm sức sức khỏe của các động mạch, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như:
Các bệnh lý liên quan đến động mạch có thể không xuất hiện triệu chứng nào trong thời gian dài. Khi có biểu hiện rõ, bệnh có thể đã diễn tiến ở mức độ nặng, nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, mỗi người nên chú trọng việc thăm khám sức khỏe định kỳ để giúp phát hiện bệnh sớm, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm liên quan đến bệnh động mạch. Đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ như người bị cao huyết áp, đái tháo đường, người hút thuốc lá…
Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là đơn vị hàng đầu trong việc thăm khám và chăm sóc điều trị các bệnh lý tim mạch, mạch máu và lồng ngực với những ưu điểm vượt trội:
Để đặt lịch khám tim mạch tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách hàng có thể liên hệ theo thông tin:
Các động mạch bị tổn thương hoặc bị thu hẹp có thể khiến cơ thể không được cung cấp đủ máu, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đau tim hoặc đột quỵ. Do đó, mỗi người cần duy trì một lối sống lành mạnh, thay đổi thói quen sinh hoạt để phòng ngừa các bệnh về động mạch.
Link nội dung: https://blog24hvn.com/mach-a45602.html