Nhờ có trí nhớ, mỗi người có thể ghi nhớ thông tin, học hỏi và phát triển. Tuy nhiên, theo thời gian, bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh suy giảm trí nhớ do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Suy giảm trí nhớ (hay bệnh suy giảm trí nhớ, hội chứng suy giảm trí nhớ) có thể ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ, ghi nhớ và học hỏi của người bệnh. Hiện chưa có cách chữa trị mất trí nhớ nhưng vẫn có một số phương pháp giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh.
Mời bạn cùng tìm hiểu bệnh suy giảm trí nhớ, các dấu hiệu suy giảm trí nhớ, nguyên nhân suy giảm trí nhớ cũng như cách phòng ngừa, cải thiện bệnh trong bài viết này.
Suy giảm trí nhớ là tình trạng bệnh lý khi một người gặp khó khăn trong việc ghi nhớ thông tin mới hoặc dần quên đi các thông tin đã biết trước đây. Đây là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên nhưng cũng có thể là dấu hiệu của các tình trạng y tế hoặc tâm lý nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như bệnh Alzheimer, đột quỵ, stress, trầm cảm hoặc chứng mất ngủ. (1)
Có nhiều loại suy giảm trí nhớ, từ những loại nhẹ như lơ đãng cho đến bệnh suy giảm trí nhớ nghiêm trọng, có thể khiến người bệnh mất khả năng tự chăm sóc bản thân. Nói cách khác, suy giảm trí nhớ có thể là tình trạng tạm thời và cải thiện được. Nhưng cũng có trường hợp suy giảm trí nhớ kéo dài và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Hội chứng suy giảm trí nhớ có thể biểu hiện bằng những dấu hiệu khác nhau, tùy thuộc vào mức độ và nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp: (2)
Tuổi tác và bệnh tật là hai yếu tố nguy cơ phổ biến có thể góp phần làm giảm khả năng ghi nhớ. Dưới đây là một số yếu tố hay nguyên nhân suy giảm trí nhớ: (3)
Khi chúng ta lớn lên và già đi theo thời gian, khả năng ghi nhớ và học hỏi điều mới của não bộ có thể giảm dần. Điều này có thể dẫn đến một số mức độ suy giảm trí nhớ, đặc biệt là khả năng ghi nhớ thông tin mới.
Tuy nhiên, suy giảm trí nhớ nghiêm trọng, bất thường có thể không phải là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa. Nếu một người thấy rằng việc quên đi những ký ức quan trọng đã ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày thì điều này có thể là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như như bệnh Alzheimer.
Nhiều căn bệnh có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ. Trong đó, bệnh Alzheimer là nguyên nhân phổ biến gây suy giảm trí nhớ ở người lớn tuổi. Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân khác như thiếu hụt chất dinh dưỡng (chẳng hạn như thiếu vitamin B12), nhiễm trùng tủy sống, chấn thương đầu, viêm não, chứng mất ngủ, thiếu máu não, đột quỵ hay tình trạng rối loạn căng thẳng sau chấn thương hoặc trầm cảm. Đồng thời, việc sử dụng một số loại thuốc cũng có thể gây suy giảm trí nhớ.
Gốc tự do là những phân tử không ổn định được tạo ra trong quá trình chuyển hóa của cơ thể và thông qua quá trình tiếp xúc với các yếu tố môi trường như tia tử ngoại, ô nhiễm. Các gốc tự do có thể gây hại cho tế bào và ADN dẫn đến sự lão hóa, bệnh tật. Quá trình oxy hóa do gốc tự do cũng có thể gây hại cho não bộ và là nguyên nhân suy giảm trí nhớ. Việc duy trì một chế độ ăn uống giàu chất chống oxy hóa có thể giúp làm giảm tác động tiêu cực của các gốc tự do này.
Trầm cảm và stress đều có thể gây suy giảm trí nhớ. Stress có thể gây suy giảm trí nhớ tạm thời bằng cách làm giảm khả năng tập trung, trong khi trầm cảm có thể dẫn đến chứng suy giảm trí nhớ dài hạn. Nếu đang cảm thấy stress hoặc trầm cảm bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám để được điều trị và cải thiện khả năng ghi nhớ.
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và cải thiện trí nhớ. Tình trạng thường xuyên mất ngủ hoặc ngủ chập chờn không sâu giấc, thức giấc giữa đêm và không thể ngủ lại được… có thể dẫn đến chứng suy giảm trí nhớ. Nâng cao chất lượng giấc ngủ có thể giúp cải thiện khả năng ghi nhớ.
Khi bạn phải đối mặt với quá nhiều công việc cùng một lúc thì bộ não cũng phải xử lý thông tin nhiều hơn. Điều này kéo dài không những khiến bạn mệt mỏi mà còn có thể gây suy giảm trí nhớ.
Đối mặt với áp lực và căng thẳng liên tục có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng ghi nhớ, học hỏi. Do đó, mỗi người cần sắp xếp thời gian làm việc, thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý để hạn chế nguy cơ bị suy giảm trí nhớ.
Chế độ ăn chưa đầy đủ hoặc không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cũng có thể gây suy giảm trí nhớ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu hụt vitamin B, đặc biệt là B12, có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ. Vitamin E, acid béo omega-3 và các chất chống oxy hóa khác cũng rất quan trọng với sức khỏe của não bộ. Duy trì chế độ ăn cân đối, giàu chất dinh dưỡng là một phần quan trọng của việc bảo vệ trí nhớ. (4)
Hệ thống nội tiết của cơ thể chịu trách nhiệm điều chỉnh nhiều chức năng, bao gồm cả quá trình học và ghi nhớ. Các vấn đề liên quan đến tuyến giáp, tiểu đường hoặc những vấn đề khác ở hệ thống nội tiết có thể gây suy giảm trí nhớ. Chẳng hạn như tăng hoặc giảm hoạt động của tuyến giáp có thể gây ra những vấn đề về trí nhớ.
Lạm dụng chất kích thích có trong thuốc lá, rượu hoặc ma túy có thể là nguyên nhân suy giảm trí nhớ. Các chất kích thích này có thể gây hại cho não bộ và làm giảm khả năng ghi nhớ. Hơn nữa, chất kích thích cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến trí nhớ, điển hình như Alzheimer.
Mặc dù suy giảm trí nhớ có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai ở bất kỳ lứa tuổi nào, thế nhưng một số nhóm người có thể tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn:
Tìm hiểu thêm:
Suy giảm trí nhớ không chỉ tác động đến khả năng nhớ, học hỏi của người bệnh mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, công việc và các mối quan hệ xã hội. Người bị suy giảm trí nhớ có thể gặp khó khăn khi nhớ các nhiệm vụ hàng ngày như cuộc hẹn, việc nấu ăn, vệ sinh cơ thể hoặc thậm chí là đi đến một địa điểm quen thuộc.
Hội chứng suy giảm trí nhớ có thể ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc, đặc biệt là trong các công việc đòi hỏi tư duy phức tạp và quản lý thông tin. Người mắc chứng suy giảm trí nhớ dễ bị tự ti và cảm thấy bất lực, từ đó tránh xa các hoạt động xã hội. Điều này cũng có thể gây ra cảm giác cô đơn và trầm cảm.
Đặc biệt, suy giảm trí nhớ có thể do tiềm ẩn các bệnh lý nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời, các bệnh này có thể tăng nặng dần và gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.
Để chẩn đoán bệnh suy giảm trí nhớ, bác sĩ sẽ thu thập thông tin về sức khỏe hiện tại và tiền sử bệnh lý của người bệnh, bao gồm cả các vấn đề về sức khỏe, lối sống, các bệnh từng gặp, những loại thuốc đã/đang sử dụng… Bên cạnh đó, bác sĩ cũng tiến hành thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng để xác định liệu các vấn đề về sức khỏe khác có phải là nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ hay không.
Bác sĩ có thể kiểm tra thị lực và thính giác của người bệnh, tiến hành đo cân nặng, kiểm tra nhiệt độ cơ thể, đo nhịp tim, huyết áp… Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể tiến hành kiểm tra năng lực tư duy của người bệnh để đánh giá trí nhớ, khả năng tư duy, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng tập trung, khả năng sử dụng và xử lý ngôn ngữ… (5)
Trong quá trình thăm khám, bác sĩ cũng có thể chỉ định một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp MRI hoặc CT scan để kiểm tra sự biến đổi trong não. Bác sĩ còn có thể yêu cầu người bệnh thực hiện các xét nghiệm máu để kiểm tra những yếu tố như cấu trúc gen hoặc kiểm tra yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến chức năng não.
Cần lưu ý rằng không có một hình thức kiểm tra duy nhất nào có thể xác định bệnh suy giảm trí nhớ. Một chuỗi các kiểm tra và đánh giá sẽ được thực hiện để giúp bác sĩ đưa ra kết luận chính xác.
Tìm hiểu thêm: Địa chỉ khám suy giảm trí nhớ ở TP.HCM nào tốt? Tiêu chí lựa chọn.
Để cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ đòi hỏi người bệnh phải thay đổi lối sống, bao gồm:
Một số trường hợp suy giảm trí nhớ có thể cần sự can thiệp y tế, bao gồm cả việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, thay đổi lối sống luôn là bước quan trọng để cải thiện và duy trì sức khỏe trí não.
Một số cách để ngăn ngừa hoặc làm chậm sự phát triển của tình trạng suy giảm trí nhớ mà bạn có thể áp dụng bao gồm:
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe não bộ và cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ. Một chế độ ăn uống khoa học có thể cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho não bộ để hoạt động tốt, đồng thời làm giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa thần kinh, chẳng hạn như bệnh Alzheimer. Dưới đây là một số loại thực phẩm và đồ uống có lợi cho trí nhớ:
Để đặt lịch thăm khám, tư vấn các vấn đề về sức khỏe tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
giảm trí nhớ là một vấn đề sức khỏe cần được quan tâm. Bằng cách áp dụng các biện pháp phòng ngừa, chúng ta có thể bảo vệ trí nhớ của mình và sống khỏe mạnh, hạnh phúc hơn. Hãy chủ động thăm khám, tầm soát thường xuyên để có thể kịp thời phát hiện và điều trị suy giảm trí nhớ.
Link nội dung: https://blog24hvn.com/hay-quen-va-mat-tap-trung-a56757.html