Thực đơn cho bệnh nhân ung thư: Cách xây dựng và menu gợi ý

Thực đơn cho bệnh nhân ung thư đóng vai trò quan trọng trong phục hồi sức khỏe. Người bệnh cần lựa chọn những thực phẩm phù hợp để tăng hiệu quả điều trị bệnh. Vậy thực đơn cho bệnh nhân ung thư nên xây dựng như thế nào?

thực đơn cho bệnh nhân ung thư

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người bệnh ung thư

1. Cung cấp đủ năng lượng

Đây là yếu tố đầu tiên cần chú ý khi thiết lập thực đơn cho người ung thư. Nguồn năng lượng đầy đủ giúp người bệnh ung thư duy trì hoạt động và vận hành của các cơ quan.

Năng lượng có trong mỗi loại thức ăn và nước uống với chỉ số mỗi loại khác nhau. Con người hấp thu năng lượng thông qua ăn uống. Tùy thuộc vào giới tính, độ tuổi, thể trạng… mà mỗi người sẽ có khả năng hấp thu dinh dưỡng khác nhau.

Với người bệnh ung thư, đặc biệt là người bệnh đang trong giai đoạn điều trị, những chức năng của các cơ quan đã bị suy yếu. Đồng thời, người bệnh luôn trong tình trạng suy nhược cơ thể do ảnh hưởng bởi các triệu chứng lâm sàng. Việc hấp thụ thiếu mức năng lượng dẫn đến suy dinh dưỡng ở người bệnh ung thư, gây khó khăn trong điều trị, thậm chí tăng nguy cơ gây tử vong. Đây là tình trạng khá phổ biến ở người bệnh ung thư.

2. Thực đơn cung cấp đủ chất dinh dưỡng

Thực đơn cho bệnh nhân ung thư cần cân bằng các loại dưỡng chất để đạt hiệu quả sức khỏe. Các nhóm chất cần thiết gồm tinh bột, đạm, chất béo tốt và những vi khoáng chất, chất xơ bổ sung.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người bệnh ung thư
Kết hợp nhiều loại thực phẩm từ các nhóm chất khác nhau như tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất để đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết

3. Ăn nhạt, hạn chế gia vị

Bên cạnh việc lên đúng thực đơn cho bệnh nhân ung thư, cách chế biến thức ăn cũng cần được chú ý để không làm ảnh hưởng đến thể trạng và quá trình điều trị. Lúc này chức năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng ở người bệnh đã suy giảm đáng kể. Việc ăn các thực phẩm chế biến với gia vị cầu kỳ, cay nồng sẽ gây kích thích cho hệ tiêu hóa; làm tiến triển tình trạng tổn thương tế bào, cản trở quá trình điều trị, khiến bệnh tình trở nặng hơn ở người mắc ung thư đường tiêu hóa, ung thư gan, mật, tụy…

Do đó, các món ăn trong thực đơn cho bệnh nhân ung thư nên chế biến nhạt, ít gia vị. Sử dụng những gia vị cơ bản với liều lượng nhỏ sẽ giúp giảm thiểu áp lực lên hệ tiêu hóa, góp phần ổn định sức khỏe của người bệnh.

4. Ăn thành nhiều bữa nhỏ

Chán ăn, suy nhược là biểu hiện lâm sàng phổ biến của người bệnh ung thư do ảnh hưởng từ bệnh, tác dụng phụ của phương pháp điều trị và tâm lý. Việc ăn hết một lượng thức ăn theo tiêu chuẩn 2 -3 bữa/ngày thường gây căng thẳng cho người bệnh. Nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa, giúp người bệnh ăn uống được thoải mái hơn. Đồng thời, giảm tải áp lực lên các cơ quan tiêu hóa, tăng cường hiệu quả hấp thu và trao đổi chất.

5. Thực đơn cho bệnh nhân ung thư cần cung cấp đủ nước

Uống đủ nước giúp bệnh nhân ung thư minh mẫn hơn, giảm cảm giác mệt mỏi và cải thiện tinh thần khi phải đối diện với quá trình điều trị ung thư dài kỳ. Ngoài ra, uống đủ nước cũng giúp tăng cường độ ẩm trên da và cải thiện lưu thông máu.

Nhu cầu uống nước của người bệnh ung thư tương đương với người khỏe mạnh. Công thức tính lượng nước cần uống mỗi ngày là: Trọng lượng cơ thể (Kg) x 0.04 = Lượng nước cần uống (Lít).

thực đơn cho bệnh nhân ung thư cung cấp đủ nước
Nước đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì các chức năng sống, hỗ trợ quá trình điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư

6. Đa dạng món ăn giúp người bệnh ngon miệng

Thực đơn cho bệnh nhân ung thư nên đa dạng nguồn thực phẩm để kích thích vị giác của người bệnh. Thay đổi thức ăn mỗi ngày hoặc mỗi bữa góp phần hạn chế cảm giác chán ăn, tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể. Mỗi loại thực phẩm cũng sẽ có những vi khoáng chất khác nhau, đa dạng nguồn thực phẩm sẽ giúp người bệnh được bổ sung nhiều dưỡng chất hơn, hạn chế tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng.

7. Phù hợp với tình trạng thể chất

Bên cạnh những nguyên tắc cơ bản trên, thực đơn cho bệnh nhân ung cũng cần được cá nhân hóa để phù hợp với thể trạng của từng người.

Nên ưu tiên ăn thức ăn dạng lỏng, sệt dễ tiêu hóa đối với người bệnh trong thời gian hóa trị, hoặc người ung thư đường tiêu hóa, có các biểu hiện lâm sàng về rối loạn, khó tiêu. Thời gian này, nên chia thành nhiều bữa nhỏ với những thực phẩm có chỉ số năng lượng cao để đảm bảo mức năng lượng cần thiết mà vẫn không quá sức với người bệnh.

Những lưu ý dinh dưỡng khác bao gồm:

Thực đơn cho bệnh nhân ung thư nên và không nên ăn gì?

1. Người bệnh ung thư nên ăn gì?

Thực đơn cho bệnh nhân ung thư nên thiết lập dựa trên những nguyên tắc dinh dưỡng chung. Dù vậy, cách thức lựa chọn thực phẩm cũng quan trọng để tăng giá trị dinh dưỡng cho người bệnh.

Cân bằng dưỡng chất và lựa chọn đúng thực phẩm nên ăn, người bệnh ung thư có thể đạt được lợi ích sức khỏe tối ưu từ chế độ ăn phù hợp. Những thực phẩm mà người bệnh ung thư nên ăn bao gồm:

Thực đơn cho người bệnh ung thư nên bổ sung hoa quả
Hoa quả cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và chất xơ cần thiết để hỗ trợ quá trình điều trị và nâng cao sức khỏe tổng thể.

2. Người bệnh ung thư hạn chế ăn gì?

Thịt đỏ cần được hạn chế khi thiết lập thực đơn cho bệnh nhân ung thư. Thịt đỏ chứa một lượng lớn chất béo xấu, ăn quá nhiều dễ gây ra các bệnh lý tim mạch, gan nhiễm mỡ… Dù vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo người bệnh không nhất thiết loại bỏ thịt đỏ ra khỏi thực đơn cho bệnh nhân ung thư, do thịt đỏ vẫn là một nguồn đạm dồi dào, cùng với các vi chất hỗ trợ giảm thiểu triệu chứng ung thư. Cần tiêu thụ thịt đỏ với liều lượng hạn chế, không quá 500 gram thịt đỏ mỗi tuần, không quá 70 gram thịt đỏ/ ngày.

Ngoài ra, người bệnh ung thư sau khi phẫu thuật có thể trạng nhạy cảm. Một số loại thức ăn được cho là có mối tương quan với sự thay đổi chỉ số nhu cầu oxy CLD. Trong vài tuần đầu sau khi phẫu thuật, người bệnh nên tạm ngừng ăn các thực phẩm này để tránh các yếu tố nguy cơ gây nguy hiểm cho sức khỏe. Các thực phẩm này bao gồm: Cà rốt, súp lơ trắng, khoai lang, các loại rau cải, diếp cá.

3. Người bệnh ung thư không nên ăn gì?

Người bệnh ung thư không được uống rượu bia và các thực phẩm mà cơ thể bất dung nạp. Những dạng thực phẩm này đều có tác động không tốt đến cho sức khỏe chung, kể cả người khỏe mạnh hay người đã khỏi ung thư. Chúng có thể khiến bệnh tình chuyển tiến nặng hơn trong thời gian ngắn, tăng cao nguy cơ tái phát ung thư, gây khó khăn trong quá trình điều trị bệnh sau này.

Xem thêm:

Gợi ý thực đơn cho người bệnh ung thư

Thực đơn cho bệnh nhân ung thư hàng ngày dựa trên công thức sau:

Cần đảm bảo, chế độ dinh dưỡng đạt được các tiêu chuẩn sau:

Gợi ý thực đơn cho người bệnh ung thư
Bốn đến sáu bữa nhỏ mỗi ngày, giàu chất xơ và ít gia vị, là chế độ ăn lý tưởng giúp bệnh nhân ung thư khỏe mạnh hơn

Mỗi bệnh nhân ung thư có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy, việc xây dựng một thực đơn phù hợp cần dựa trên tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng và tình trạng sức khỏe cụ thể của từng người.

Để đặt đặt lịch thăm khám và điều trị với các chuyên gia, bác sĩ của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:

Thực đơn cho bệnh nhân ung thư hỗ trợ duy trì tốt thể trạng, giúp người bệnh có đủ sức khỏe để vượt qua giai đoạn điều trị lâu dài. Tuy nhiên, mỗi người bệnh sẽ có những đặc điểm sức khỏe và mức độ bệnh khác nhau. Người bệnh nên tư vấn với bác sĩ dinh dưỡng và bác sĩ điều trị để có được một chế độ dinh dưỡng phù hợp, hiệu quả.

Link nội dung: https://blog24hvn.com/thuc-don-cho-benh-nhan-ung-thu-a65074.html